dayhocvan.blogspot.com

dayhocvan.blogspot.com

dayhocvan.blogspot.com
dayhocvan.blogspot.com

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Nghệ thuật đặt câu hỏi mở (eliciting)

Đặt ra các câu hỏi cho học sinh trong những giờ lên lớp là một công việc rất quen thuộc đối với giáo viên. Vì sao lại phải đặt câu hỏi và cách đặt câu hỏi như thế nào để khuyến khích được học sinh phát huy tính tích cực trong học tập? Trong bài viết dưới đây, tôi xin chia sẻ với các cách đặt câu hỏi gợi mở hiệu quả.
Lợi ích của chiến lược đặt câu hỏi gợi mở:
Việc giảng dạy tri thức mới hay kỹ năng mới thông thường phải dựa trên nền tảng đã biết của học viên. Chiến thuật đặt câu hỏi gợi mở của giáo viên sẽ khiến học viên nhớ thông tin tốt  hơn, học bài mà có cảm giác thú vị khi mình tự tìm ra quy luật, hay kiến thức mới. Việc đặt câu hỏi gợi mở không chỉ giới hạn về ở phạm vị ngôn ngữ như từ vựng, cấu trúc cú pháp mà còn có thể khơi gợi ý tưởng, cảm xúc, tình huống, sự liên tưởng nào đó… Đối với giáo viên, nghệ thuật đặt câu hỏi là một công cụ tuyệt vời, nó giúp giáo viên biết được học viên đã biết gì, chưa biết gì, để bài giảng có trọng tâm và có chiều sâu.
Phương pháp đặt câu hỏi gợi mở:
Thật khó để giáo viên khơi gợi được ý kiến hay vốn từ của học viên nếu không cung cấp cho họ ngữ liệu, không tạo ra một ngữ cảnh hợp lý. Thông thường thì giáo viên có thể sử dụng những công cụ có tác dụng gợi mở  như hình ảnh, âm thanh, đôi khi là cử chỉ, điệu bộ…  Ví dụ như giờ luyện kỹ năng đọc, giáo viên có thể sử dụng hình ảnh, hoặc tiêu đề của đoạn văn cần đọc làm phương tiện để đặt câu hỏi gợi mở, để học viên dự đoán nội dung của bài đọc… Đối với một giờ dạy ngữ pháp, giáo viên có thể đặt các cấu trúc ngừ pháp trong bối cảnh, giáo viên đặt ra câu hỏi khéo léo để học viên tự tìm ra cách sử dụng của các cấu trúc ngữ pháp đó, và sau đó là cho học viên luyện tập thành thạo các cấu trúc vừa học.
Giáo viên nên sử dụng những câu hỏi mở mang tính chất thảo luận. Có thể bắt đầu giờ học với một cuộc thảo luận sôi nổi bằng cách đặt một câu hỏi mở mang tính khuyến khích học sinh tìm ra câu trả lời. Tuy nhiên không nên đặt những câu hỏi mang tính cấu trúc quá vì nó dễ gây ra sự mơ hồ và như vậy bạn sẽ mất thời gian để giải thích câu hỏi.
Ngoài ra, giáo viên cũng nên đặt những câu hỏi ngắn gọn bởi những câu hỏi rườm thường làm học sinh lúng túng. Khi học viên thực sự không hiểu rõ ý câu hỏi là gì sẽ do đó sẽ khó tâp trung vào kiến thức cơ bản.
Mẹo nhỏ khi đặt câu hỏi gợi mở:
•    Việc đặt câu hỏi gợi mở là một thủ thuật cơ bản, nên được sử dụng thường xuyên, không nhất thiết bắt đầu bài học, mà bất cứ khi nào cần thiết và hợp lý.
•    Đặt câu hỏi “hoặc là” (either/or questions) trong đó đã cài sẵn câu trả lời.
•    Hỏi những câu hỏi đơn giản “ở đâu” và “như thế nào” (“how” and “where” questions) mà có thể được trả lời bằng một cụm từ hay một câu ngắn.
•    Mục đích của việc đặt câu hỏi gợi mở là xem học viên biết gì, hoàn toàn khác với việc dẫn dắt để học đưa ra kết luận theo ý mình.
•    Học viên có thể tự đặt câu hỏi gợi mở, đặc biệt là trong hoạt động tìm ý, lập dàn ý…
•    Ở trình độ học viên thấp hơn, giáo viên nên đặt câu hỏi ở dạng xác nhận thông tin đúng sai, không nên sử dụng câu hỏi đòi hỏi quá cao về vốn từ, hay cấu trúc. Bởi lẽ, tâm lý học viên sẽ rất nản khi không trả lời được đa số các câu hỏi của thầy cô.
•    Bí quyết của chiến lược này là chọn các câu hỏi dễ cho người học và hoạch định dạng thức câu hỏi cho phù hợp với trình độ ngôn ngữ hiện tại của học sinh.
Mỗi câu hỏi trên đây nhằm vào những mục tiêu giảng dạy khác nhau và dành cho các đối tượng khác nhau phụ thuộc vào mục tiêu bài dạy của giáo viên. Vì vậy, bạn nên linh hoạt sử dụng các chiến lược trên một cách hợp lý góp phần thúc đẩy sự trao đổi thông tin và giao tiếp giữa giáo viên và học viên trong lớp học.

Không có nhận xét nào: