dayhocvan.blogspot.com

dayhocvan.blogspot.com

dayhocvan.blogspot.com
dayhocvan.blogspot.com

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Về thơ Hai cư



Anh/ chị hiểu như thế nào về “tính tương quan hai hình ảnh” của thơ Hai-cư? Dựa vào đặc tính đó để phân tích bài thơ sau đây của Ba-sô:
Mưa tháng năm
Đứng dầm trong nước
Chân hạc ngắn dần.
(Giáo trình Văn học Châu Á II – Phùng Hoài Ngọc)
Trả lời:
a. Tính tương quan hai hình ảnh của thơ Hai-cư:
- Tính tương quan hai hình ảnh: hình ảnh lớn, trừu tượng (vũ trụ) với hình ảnh nhỏ, cụ thể (đời thường) ghi dấu thời gian và nơi chốn.
- Hai hình ảnh này có mối quan hệ mật thiết với nhau trong bài thơ Hai-cư. Hình ảnh lớn (vũ trụ) thường là cái phông nền cho những hình ảnh nhỏ (đời thường): chẳng hạn con quạ và cây khô trong cái phông nền chiều thu, con ếch và tiếng nước vang trên ao cũ, tiếng ve và hòn đá trầm mặc trong buổi chiều tịch liêu…
- Hình ảnh lớn và hình ảnh nhỏ tương tác với nhau làm sống lại những cảm xúc đã chôn sâu trong ký ức, khơi gợi những cảm giác sâu sắc, tế nhị của nhà thơ về cuộc sống, về đời người.
b. Phân tích bài thơ Hai-cư của Ba-sô:
- Tính tương quan hai hình ảnh:
+ Mưa tháng năm: là hình ảnh lớn, mang tầm vóc vũ trụ, thể hiện cho vòng quay của thời gian: nắng – mưa, ngày – tháng… Tháng năm, trời bắt đầu những cơn mưa đầu tiên sau những tháng ngày khô hạn. Tháng năm mang mưa đến, mang lại cuộc sống sinh sôi nảy nở của các loại thủy tộc.
+ Hạc đứng trong nước tìm cá, chân hạc ngắn dần: là hình ảnh nhỏ, diễn ra một cách cụ thể trước mắt. Mùa hạn ít nước, đồng khô nắng cháy. Sang tháng năm trời mưa, nước trên đồng dâng lên khiến tác giả có cảm giác chân hạc ngắn dần. Đây là cách miêu tả ”mượn a nói b” đầy lý thú. Nước lên cao, tôm cá nhiều, hạc sẽ dễ dàng kiếm ăn hơn.
- Bài thơ chỉ được phác họa bằng một vài sự vật và hiện tượng giản đơn, nhưng thật sống động. Bao trùm lên bài thơ là một âm hưởng vui. Nhà thơ không chỉ vui khi mùa sang, mưa về trên ruộng đồng mà còn vui vì thấy hạc sẽ kiếm được nhiều cá hơn, sẽ có cuộc sống đầy đủ hơn, và nhất là sẽ bớt đi lo âu cực nhọc vì cuộc sống mưu sinh.

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Tạo nên một người cha

Việc đầu tiên khi Chúa trời làm để tạo nên một Người Cha là dựng một cái khung thật cao. Thiên thần thấy thế liền hỏi:
- Nếu Người đã tạo ra những đứa trẻ thấp như vậy thì tại sao lại để cho người cha cao đến thế? Như vậy ông ấy sẽ phải quỳ xuống để chơi bắn bi với những đứa con của mình, phải cúi xuống để bế chúng vào giường, thậm chí khi hôn con mình cũng phải khom lưng. Thật bất tiện!
Chúa trời chỉ cười và nói :
- Đúng như vậy! Nhưng nếu ta tạo ra Người Cha với kích thước chỉ như một đứa trẻ thì lấy ai để lũ trẻ ngước nhìn ngưỡng mộ đây?
Chúa trời bắt đầu tạo đến bàn tay của người cha, một đôi bàn tay to khoẻ và thô ráp. Thiên thần lại lắc đầu và hỏi :
- Những đôi bàn tay to thường rất vụng về. Họ sẽ khó mà thay tã lót hay cởi những chiếc cúc áo nhỏ xíu, hoặc bện những bím tóc nhỏ xinh cho bọn trẻ.
- Ta biết chứ. Nhưng đôi bàn tay này vừa đủ to để nhấc bổng bọn trẻ lên mỗi khi chúng vấp ngã, lại vừa đủ nhỏ để ôm lấy khuôn mặt bé con và dỗ dành.
Và Chúa lại nặn tiếp một bờ vai rộng và cái bụng thắt lại, thon nhỏ, và đôi chân dài nghều. Thiên thần vội nhắc nhở :
- Người không nhận thấy là mình vừa tạo ra một Người Cha có cái eo quá nhỏ sao? Làm sao ông ta có thể kéo con mình vào lòng như những bà mẹ được?
- Người mẹ sẽ kéo lũ trẻ vào lòng để ôm lấy chúng. Còn Người Cha lại cần đôi chân dẻo dai và bờ vai khoẻ mạnh để giữ xe thăng bằng cho những đứa con tập lái hoặc ẵm chúng về nhà mỗi khi chúng ngủ gật trên vai.
Khi Chúa đang chuẩn bị hoàn thành nốt bàn chân cho Người Cha thì Thiên thần không kìm lòng được, hét lên :
- Thật không công bằng. Người thật sự nghĩ rằng với bàn chân to như thế người cha sẽ chịu ra khỏi giường vào mỗi sáng tinh mơ khi thấy con mình khóc hay sao ? Ông ta sẽ đủ kiên nhẫn để theo từng bước nhỏ xíu của đám trẻ khi chúng
lẫm chẫm tập đi.
Một lần nữa, Chúa trời chỉ mỉm cười và nói :
- Rồi ngươi sẽ thấy. Các cô bé sẽ nhảy những bước nhảy đầu tiên trên đôi chân đó, còn các cậu bé sẽ được học cách đá những quả bóng đầu tiên.
Cứ như thế, Chúa trời miệt mài tạo ra một người cha ít nói nhưng giọng nói mạnh mẽ, đầy uy lực; một đôi mắt có thể nhìn thấu mọi thứ nhưng lúc nào cũng bình tĩnh và khoan dung. Cuối cùng, Chúa trời thêm vào trái tim Người Cha những giọt nước mắt. Thiên thần ngạc nhiên :
- Có lẽ Người nhầm lẫn chăng ? Tại sao nước mắt Người Cha lại ở trong trái tim?
Chúa trời gật đầu :
- Đó không phải là nước mắt của Người Cha, đó là nước mắt của bọn trẻ, những đứa con của ông ấy! Người Cha giữ những giọt nước mắt ấy trong tim để giữ mình đứng vững, làm chỗ dựa cho lũ trẻ trong mọi cơn sóng gió!

Hạnh phúc ở đâu?

Ngày xưa có 1 bầy yêu tinh tập hợp lại với nhau để lên kế hoạch làm hại con người.
Một con yêu tinh lên tiếng :"chúng ta nên giấu cái gì quý giá nhất của con người.
Nhưng mà cái đó là cái gì ?"
Một con yêu tinh khác lên tiếng:"chúng ta nên giấu hạnh phúc của con người, không có nó ngày đêm con người sẽ khổ sở.
Nhưng vấn đề là chúng ta nên giấu nó ở đâu ?"
Một con yêu tinh lên tiếng:"chúng ta nên quẳng hạnh phúc của con người lên 1 đìỉnh núi cao nhất thế giới"
Con yêu tinh khác phản đối:"con người rất khỏe mạnh, chuyện trèo lên đỉnh núi đối với họ không có gì khó khăn:
"Vậy thì chúng ta sẽ đem hạnh phúc ném xuống đáy biển sâu"
"Không được, con người rất tò mò, họ sẽ chế tạo ra những con tàu hiện đại để có thể đi xuống dưới đáy biển. Rồi tất cả sẽ biết"
Một con yêu tinh khác lên ý kiến:"hay là chúng ta giấu hạnh phúc ở một hành tinh khác"
Con yêu tinh già lên tiếng phản đối:"không được,con người rất thông minh, càng ngày họ càng thám hiểm ra nhiều hành tinh khác đấy thôi"

Suy nghĩ một hồi lâu, một con yêu tinh già lụ khụ lên tiếng:"Tôi biết phải giấu hạnh phúc ở đâu rồi,hãy giấu nó ở chính bên trong con người. Đa số con người đi tìm hạnh phúc ở khắp chốn, khắp nơi và bao giờ họ cũng thấy người khác hạnh phúc hơn mình. Bản thân họ thì chẳng bao giờ quan tâm. Giấu nó ở đó thì con người sẽ không bao giờ tìm thấy"
Vậy là bầy yêu tinh quyết định giấu hạnh phúc của con người ở chính bên trong con người.

Kể từ đó, rất nhiều người mải miết tìm kiếm hạnh phúc mà không biết rằng nó được giấu ở chính bên trong con người họ. Họ dần đánh mất những thứ giản đơn. Hãy luôn trân trọng nhưng gì bạn có nhé ♥

Một số vấn đề khi làm văn nghị luận xã hội

KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Cấu trúc:

+ Một bài văn nghị luận xã hội thường bao gồm 3 phần

- Giải thích khái niệm xã hội

- Bàn luận về vấn đề đặt ra.

- Liên hệ bản thân.

+ Cấu trúc này thay đổi linh hoạt tuỳ theo từng đề bài cụ thể.

2. Lưu ý

+ Bài văn nghị luận xã hội không khó tìm ý nhưng vấn đề của các em là thường thiêú hiểu biết đời sống nên dễ bị động và lúng túng.

+ Sức mạnh của nghị luận xã hội nằm ở dẫn chứng sinh động, cụ thể được đưa ra nhuần nhuyễn, phù hợp với luận cứ => Cần thường xuyên cập nhật thông tin.

+ Vấn đề nghị luận xã hội có tính chất mềm dẻo, cho học sinh nhiều khả năng sáng tạo => không có một dàn bài chi tiết duy nhất đúng cho một đề văn.

3. Một số đề và đáp án gợi ý

Đề 1: Có ý kiến cho rằng: Phải vào đại học mới có tương lai. Suy nghĩ của anh chị về vấn đề này.

+ Tầm quan trọng của bậc học đại học

- Đối với đất nước, xã hội

- Đối với cá nhân.

- Vào đại học là có tương lai: Đại học là con đường lí tưởng dẫn đến thành công.

+ Đại học không phải là con đường duy nhất đưa đến thành công.

- Lí luận.

- Dẫn chứng.

+ Liên hệ:

Là học sinh đang đứng trước những kì thi căng thẳng em xác đinh thái độ, tâm lí và hành động như thế nào?

Đề 2: Văn hào Nga Léptơnxtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.

Phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề này.

+ Giải thích:

- Lí tưởng là gì?

- Phân biệt lí tưởng với một số khái niệm dễ gây nhầm lẫn (tham vọng và dục vọng).

- Mối quan hệ giữa lí tưởng của cá nhân và lí tưởng của loài người.

+ Bình luận:

- Lí tưởng là kim chỉ nam cho hành động.

- Có lí tưởng thôi chưa đủ, cần hành động để biến lí tưởng thành hiện thực.

+ Liên hệ:

- Lí tưởng của bản thân là gì?

- Thực hiện lí tưởng ấy như thế nào?

Đề 3: Suy nghĩ về hiện tượng nghiện Karaoke và Internet trong một bộ phận giới trẻ hiện nay.

+ Giải thích:

- Nghiện

- Karaoke

- Internet

+ Vai trò, ý nghĩa của Karaoke và Internet đối với đời sống của con người, nhất là của giới trẻ.

- Bối cảnh xã hội: kỉ nguyên của công nghệ.

- Vai trò của Karaoke: giải toả căng thẳng, lien kết bạn bè.

- Ý nghĩa của Internet: pho tri thức đồ sộ, bách khoa toàn thư về mọi lĩnh vực; công cụ và phương pháp học tập hữu hiệu; cung cấp những tiện ích giảm thiêủ thời gian cho con người (mua sắm, kết nối); giải trí…

+ Thực trạng nghiện Karaoke và Internet ở một bộ phận giới trẻ.

+ Tác hại của việc nghiện Karaoke và Internet:

- “Đánh cắp” thời gian của chính mình.

- Ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển nhân cách và tâm hồn.

+ Phương hướng khắc phục.

+ Liên hệ bản thân.

Đề 4: AIDS và thanh niên.

+ AIDS là gì?

+ Thực trạng căn bệnh:

- Thế giới

- Việt Nam

- Nguyên nhân

+ Giải pháp.

+ Liên hệ: làm gì để tuyên truyền, góp sức ngăn chặn đại dịch này?

Đề 5: An toàn giao thông

+ Vai trò của giao thông và an toàn giao thông.

+ Thực trạng an toàn giao thông nước ta.

+ Hậu quả do mất an toàn giao thông gây ra.

+ Nguyên nhân của tình trang mất an toàn giao thông.

- Hiểu biết, ý thức kém

- Cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn.

- Tha hoá của một số cán bộ thực thi quản lí an toàn giao thông.

+ Giải pháp:

+ Liên hệ với tư cách là một người tham gia giao thông hang ngày.

Đề 6: Ô nhiễm môi trường

+ Khái niệm môi trường.

+ Vai trò của môi trường đối với đời sống con người.

+ Thực trạng:

- Thế giới

- Việt Nam

+ Hậu quả:

- Cản trở sự phát triển kinh tế

- Gây ra những căn bệnh hiểm nghèo, đe doạ nghiêm trọng đời sống con người.

Đề 7: Bình luận câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”

+ Giải thích:

- Từ “nguồn”

- Cả câu.

+ Bình luận:

- Tại sao uống nước phải nhớ nguồn (đưa ra các phản đề để khẳng định tính tất yếu của “nhớ nguồn”)

- Biểu hiện của nhớ nguồn

+ Liên hệ bản thân.

CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Một số đề tham khảo

Đế 1: Bình luận quan niệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Đề 2: Suy nghĩ của anh chị về câu nói của Mác: “Hạnh phúc là đấu tranh”.

Đề 3: Bình luận về vai trò của tự học.

Đề 4: Là người học trong thời đại công nghệ thông tin, anh (chị) có suy nghĩ gì về việc sử dụng trình chiếu trên lớp hiện nay.

Đề 5: Việc chán học văn của nhiều học sinh hiện nay.

Đề 6: Suy nghĩ về hiện tượng nghiện chơi game của một số không nhỏ các bạn trẻ hiện nay.

Đề 7: Bình luận:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Đề 8: Suy nghĩ về bệnh thành tích trong giáo dục.

Đề 9: Bình luận về những cải cách giáo dục mà bộ đang tiến hành hiện nay

Người mẹ điên


Truyện của Vương Hằng Tích - Trung quốc)
Dịch giả: Trang Hạ


Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người.Vì vậy, đàn bà trong làng đi qua cô gái thường nhổ nước bọt, có bà còn chạy lên trước dậm chân, đuổi "Cút cho xa!". Thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng.
Hồi đó, cha tôi đã 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá bị máy chém cụt tay trái, nhà lại quá nghèo, mãi không cưới được vợ.
Bà nội thấy con điên có sắc vóc, thì động lòng, quyết định mang cô ta về nhà cho cha tôi, làm vợ, chờ bao giờ cô ta đẻ cho nhà tôi "đứa nối dõi" sẽ đuổi đi liền.
Cha tôi dù trong lòng bất nhẫn, nhưng nhìn cảnh nhà, cắn răng đành chấp nhận. Thế là kết quả, cha tôi không phải mất đồng xu nào, nghiễm nhiên thành chú rể.
Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẵm cháu, hóp cái miệng chẳng còn mấy cái răng vui sướng nói: "Cái con mẹ điên này, mà lại sinh cho bà cái đứa chống gậy rồi!". Có điều sinh tôi ra, bà nội ẵm mất tôi, không bao giờ cho mẹ đến gần con.
Mẹ chỉ muốn ôm tôi, bao nhiêu lần đứng trước mặt bà nội dùng hết sức gào lên: "Đưa, đưa tôi..." bà nội mặc kệ. Tôi còn trứng nước như thế, như khối thịt non, biết đâu mẹ lỡ tay vứt tôi đi đâu thì sao? Dù sao, mẹ cũng chỉ là con điên.
Cứ mỗi khi mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội lại trợn mắt lên chửi: "Mày đừng có hòng bế con, tao còn lâu mới đưa cho mày. Tao mà phát hiện mày bế nó, tao đánh mày chết. Có đánh chưa chết thì tao cũng sẽ đuổi mày cút!".
Bà nội nói với vẻ kiên quyết và chắc chắn. Mẹ hiểu ra, mặt mẹ sợ hãi khủng khiếp, mỗi lần chỉ dám đứng ở xa xa ngó tôi. Cho dù vú mẹ sữa căng đầy cứng, nhưng tôi không được một ngụm sữa mẹ nào, bà nội đút từng thìa từng thìa nuôi cho tôi lớn. Bà nói, trong sữa mẹ có "bệnh thần kinh", nếu lây sang tôi thì phiền lắm.
Hồi đó nhà tôi vẫn đang giãy giụa giữa vũng bùn lầy của nghèo đói. Đặc biệt là sau khi có thêm mẹ và tôi, nhà vẫn thường phải treo niêu. Bà nội quyết định đuổi mẹ, vì mẹ không những chỉ ngồi nhà ăn hại cơm nhà, còn thỉnh thoảng làm thành tiếng thị phi.
Một ngày, bà nội nấu một nồi cơm to, tự tay xúc đầy một bát cơm đưa cho mẹ, bảo: "Con dâu, nhà ta bây giờ nghèo lắm rồi, mẹ có lỗi với cô. Cô ăn hết bát cơm này đi, rồi đi tìm nhà nào giàu có hơn một tí mà ở, sau này cấm không được quay lại đây nữa, nghe chửa?".
Mẹ tôi vừa và một miếng cơm to vào mồm, nghe bà nội tôi hạ "lệnh tiễn khách" liền tỏ ra kinh ngạc, ngụm cơm đờ ra lã tã miệng. Mẹ nhìn tôi đang nằm trong lòng bà, lắp bắp kêu ai oán: "Đừng... đừng...".
Bà nội sắt mặt lại, lấy tác phong uy nghiêm của bậc gia trưởng nghiêm giọng hét: "Con dâu điên mày ngang bướng cái gì, bướng thì chả có quả tốt lành gì đâu. Mày vốn lang thang khắp nơi, tao bao dung mày hai năm rồi, mày còn đòi cái gì nữa? Ăn hết bát đấy rồi đi đi, nghe thấy chưa hả?".
Nói đoạn bà nội lôi sau cửa ra cái xẻng, đập thật mạnh xuống nền đất như Dư Thái Quân nắm gậy đầu rồng, "phầm!" một tiếng. Mẹ sợ chết giấc, khiếp nhược lén nhìn bà nội, lại chậm rãi cúi đầu nhìn xuống bát cơm trước mặt, có nước mắt rưới trên những hạt cơm trắng nhệch.
Dưới cái nhìn giám sát, mẹ chợt có một cử động kỳ quặc, mẹ chia cơm trong bát một phần lớn sang cái bát không khác, rồi nhìn bà một cách đáng thương hại.
Bà nội ngồi thẫn thờ, hoá ra, mẹ muốn nói với bà rằng, mỗi bữa mẹ sẽ chỉ ăn nửa bát, chỉ mong bà đừng đuổi mẹ đi. Bà nội trong lòng như bị ai vò cho mấy nắm, bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn của bà cũng chỉ là vỏ ngoài.
Bà nội quay đầu đi, nuốt những giọt nước mắt nóng đi, rồi quay lại sắt mặt nói: "Ăn mau ăn mau, ăn xong còn đi. Ở nhà này cô cũng chết đói thôi!". Mẹ tôi dường như tuyệt vọng, đến ngay cả nửa bát cơm con cũng không ăn, thập thễnh bước ra khỏi cửa, nhưng mẹ đứng ở bậc cửa rất lâu không bước ra.
Bà nội dằn lòng đuổi: "Cô đi, cô đi, đừng có quay đầu lại. Dưới gầm trời này còn nhiều nhà người ta giàu!". Mẹ tôi quay lại, đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra, mẹ muốn được ôm tôi một tí.
Bà nội lưỡng lự một lúc, rồi đưa tôi trong bọc tã lót cho mẹ. Lần đầu tiên mẹ được ẵm tôi vào lòng, môi nhắp nhắp cười, cười hạnh phúc rạng rỡ. Còn bà nội như gặp quân thù, hai tay đỡ sẵn dưới thân tôi, chỉ sợ mẹ lên cơn điên, quăng tôi đi như quăng rác. Mẹ ôm tôi chưa được ba phút, bà nội không đợi được giằng tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa.
Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu biết một chút, tôi mới phát hiện, ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều có mẹ. Tôi tìm cha đòi, tìm bà đòi, họ đều nói, mẹ tôi chết rồi. Nhưng bọn bạn cùng làng đều bảo tôi: "Mẹ mày là một con điên, bị bà mày đuổi đi rồi".
Tôi tìm bà nội vòi vĩnh, đòi bà phải trả mẹ lại, còn chửi bà là đồ "bà lang sói", thậm chí hất tung mọi cơm rau bà bưng cho tôi. Ngày đó, tôi làm gì biết "điên" nghĩa là cái gì đâu, tôi chỉ cảm thấy nhớ mẹ tôi vô cùng, mẹ trông như thế nào nhỉ? mẹ còn sống không?
Không ngờ, năm tôi sáu tuổi, mẹ tôi trở về sau 5 năm lang thang.
Hôm đó, mấy đứa nhóc bạn tôi chạy như bay tới báo: "Thụ, mau đi xem, mẹ mày về rồi kìa, mẹ bị điên của mày về rồi!" Tôi mừng quá đít nhổng nhổng, co giò chạy vội ra ngoài, bà nội và cha cũng chạy theo tôi.
Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đó vẫn áo quần rách nát, tóc tai còn những vụn cỏ khô vàng khè, có trời mới biết là do ngủ đêm trong đống cỏ nào.
Mẹ không dám bước vào cửa, nhưng mặt hướng về phía nhà tôi, ngồi trên một hòn đá cạnh ruộng lúa trước làng, trong tay còn cầm một quả bóng bay bẩn thỉu.
Khi tôi và lũ trẻ đứng trước mặt mẹ, mẹ cuống cuồng nhìn trong đám tôi tìm con trai mẹ. Cuối cùng mẹ dán chặt mắt vào tôi, nhìn tôi chòng chọc, nhếch mép bảo: "Thụ... bóng... bóng...".
Mẹ đứng lên, liên tục giơ lên quả bóng bay trong tay, dúi vào tôi với vẻ lấy lòng. Tôi thì liên tục lùi lại. Tôi thất vọng ghê gớm, không ngờ người mẹ ngày đêm tôi nhớ thương lại là cái hình người này.
Một thằng cu đứng cạnh tôi kêu to: "Thụ, bây giờ mày biết con điên là thế nào chưa? Là mẹ mày như thế này đấy!".
Tôi tức tối đáp lại nó: "Nó là mẹ mày ấy! Mẹ mày mới là con điên ấy, mẹ mày mới là thế này!" Tôi quay đầu chạy trốn. Người mẹ bị điên này tôi không thèm. Bà nội và bố thì lại đưa mẹ về nhà.
Năm đó, bà nội đuổi mẹ đi rồi, lương tâm bà bị chất vấn dày vò, bà càng ngày càng già, trái tim bà cũng không còn sắt thép được nữa, nên bà chủ động đưa mẹ về, còn tôi lại bực bội, bởi mẹ đã làm tôi mất thể diện.
Tôi không bao giờ tươi tỉnh với mẹ, chưa bao giờ chủ động nói với mẹ, càng không bao giờ gọi "Mẹ!", khi phải trao đổi với mẹ, tôi gào là chủ yếu, mẹ không bao giờ dám hé miệng.
Nhà không thể nuôi không mẹ mãi, bà nội quyết định huấn luyện cho mẹ làm việc vặt. Khi đi làm đồng, bà nội dắt mẹ đi "quan sát học hỏi", bà bảo mẹ không nghe lời sẽ bị đánh đòn.
Sau một thời gian, bà nội nghĩ mẹ đã được dạy dỗ tương đối rồi, liền để mẹ tự đi cắt cỏ lợn. Ai ngờ mẹ chỉ cắt nửa tiếng đã xong cả hai bồ "cỏ lợn".
Bà nội vừa nhìn đã tá hỏa sợ hãi, cỏ mẹ cắt là lúa giống vừa làm đòng trỗ bông trong ruộng nhà người ta. Bà nội vừa sợ vừa giận phát cuồng chửi rủa: "Con mẹ điên lúa và cỏ mà không phân biệt được..."
Bà nội còn đang chưa biết nên xoay xở ra sao, thì nhà có ruộng bị cắt lúa tìm tới, mắng bà cố ý dạy con dâu làm càn. Bà nội tôi lửa giận bốc phừng phừng, trước mặt người ta lấy gậy đánh vào eo lưng con dâu, chửi: "Đánh chết con điên này, mày cút ngay đi cho bà..."
Mẹ tuy điên, nhưng vẫn biết đau, mẹ nhảy nhỏm lên chạy trốn đầu gậy, miệng phát ra những tiếng lắp bắp sợ hãi: "Đừng... đừng...". Sau rồi, nhà người ta cũng cảm thấy chướng mắt, chủ động bảo: "Thôi, chúng tôi cũng chẳng bắt đền nữa. Sau này giữ cô ta chặt một tí là được...".
Sau khi cơn sóng gió qua, mẹ oại người dưới đất thút thít khóc. Tôi khinh bỉ bảo: "Cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn!" Lời vừa dứt, gáy tôi bị một cái tát lật, là bà. Bà trừng mắt bảo tôi: "Thằng ngu kia, mày nói cái gì đấy? Mày còn thế này nữa? Đấy là mẹ mày đấy!" Tôi vùng vằng bĩu môi: "Cháu không có loại mẹ điên khùng thế này!".
"A, mày càng ngày càng láo. Xem bà có đánh mày không!". Bà nội lại giơ tay lên, lúc này chỉ thấy mẹ như cái lò xo bật từ dưới đất lên, che giữa bà nội và tôi, mẹ chỉ tay vào đầu mẹ, kêu thảng thốt: "Đánh tôi, đánh tôi!".
Tôi hiểu rồi, mẹ bảo bà nội đánh mẹ, đừng đánh tôi. Cánh tay bà trên không trung thõng xuống, miệng lẩm bẩm: "Con mẹ điên này, trong lòng nó cũng biết thương con đây!".
Tôi vào lớp một, cha được một hộ chuyên nuôi cá làng bên mời đi canh hồ cá, mỗi tháng lương 50 tệ. Mẹ vẫn đi làm ruộng dưới sự chỉ bảo của bà, chủ yếu là đi cắt cỏ lợn, mẹ cũng không còn gây ra vụ rầy rà nào lớn nữa.
Nhớ một ngày mùa đông đói rét năm tôi học lớp ba, trời đột ngột đổ mưa, bà nội sai mẹ mang ô cho tôi. Có lẽ trên đường đến trường tôi mẹ đã ngã ì oạch mấy lần, toàn thân trông như con khỉ lấm bùn, mẹ đứng ở ngoài cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng còn gọi tôi: "Thụ... ô...".
Có mấy đứa bạn tôi cười khúc khích, tôi như ngồi trên bàn chông, oán hận mẹ khủng khiếp, hận mẹ không biết điều, hận mẹ làm tôi xấu hổ, càng hận thằng Hỷ cầm đầu trêu chọc.
Trong lúc nó còn đang khoa trương bắt chước mẹ, tôi chộp cái hộp bút trước mặt, đập thật mạnh cho nó một phát, nhưng bị thằng Hỷ tránh được. Nó xông tới bóp cổ tôi, chúng tôi giằng co đánh nhau.
Tôi nhỏ con, vốn không phải là đối thủ của nó, bị nó dễ dàng đè xuống đất. Lúc này, chỉ nghe một tiếng "vút" kéo dài từ bên ngoài lớp học, mẹ giống như một đại hiệp "bay" ào vào, một tay tóm cổ thằng Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp.
Ai cũng bảo người điên rất khỏe, thật sự đúng là như vậy. Mẹ dùng hai tay nhấc bổng thằng bắt nạt tôi lên trên không trung, nó kinh sợ kêu khóc gọi bố mẹ, một chân béo ị khua khoắng đạp loạn xạ trên không trung. Mẹ không thèm để ý, vứt nó vào ao nước cạnh cổng trường, rồi mặt thản nhiên, mẹ đi ra.
Mẹ vì tôi gây ra đại họa, mẹ lại làm như không có việc gì xảy ra. Trước mặt tôi, mẹ lại có vẻ khiếp nhược, nhìn tôi vẻ muốn lấy lòng. Tôi hiểu ra đây là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, thì tình yêu của mẹ vẫn tỉnh táo, vì con trai của mẹ bị người ta bắt nạt.
Lúc đó tôi không kìm được kêu lên: "Mẹ!" đây là tiếng gọi đầu tiên kể từ khi tôi biết nói. Mẹ sững sờ cả người, nhìn tôi rất lâu, rồi y hệt như một đứa trẻ con, mặt mẹ đỏ hồng lên, cười ngớ ngẩn. Hôm đó, lần đầu tiên hai mẹ con tôi cùng che một cái ô về nhà.
Tôi kể sự tình cho bà nội nghe, bà nội sợ rụng rời ngã ngồi lên ghế, vội vã nhờ người đi gọi cha về. Cha vừa bước vào nhà, một đám người tráng niên vạm vỡ tay dao tay thước xông vào nhà tôi, không cần hỏi han trắng đen gì, trước tiên đập phá mọi bát đũa vò hũ trong nhà nát như tương, trong nhà như vừa có động đất cấp chín.
Đây là những người do nhà thằng Hỷ nhờ tới, bố thằng Hỷ hung hãn chỉ vào cha tôi nói: "Con trai tao sợ quá đã phát điên rồi, hiện đang nằm nhà thương. Nhà mày mà không mang 1000 tệ trả tiền thuốc thang, mẹ mày tao cho một mồi lửa đốt tan cái nhà mày ra".
Một nghìn tệ? Cha đi làm một tháng chỉ 50 tệ! Nhìn những người sát khí đằng đằng nhà thằng Hỷ, cha tôi mắt đỏ lên dần, cha nhìn mẹ với ánh mắt cực kỳ khủng khiếp, một tay nhanh như cắt dỡ thắt lưng da, đánh tới tấp khắp đầu mặt mẹ.
Một trận lại một trận, mẹ chỉ còn như một con chuột khiếp hãi run rẩy, lại như một con thú săn đã bị dồn vào đường chết, nhảy lên hãi hùng, chạy trốn, cả đời tôi không thể quên tiếng thắt lưng da vụt lạnh lùng lên thân mẹ và những tiếng thê thiết mẹ kêu.
Sau đó phải trưởng đồn cảnh sát đến ngăn bàn tay bạo lực của cha. Kết quả hoà giải của đồn cảnh sát là: Cả hai bên đều có tổn thất, cả hai không nợ nần gì nhau cả. Ai còn gây sự sẽ bắt luôn người đó.
Đám người đi rồi, cha tôi nhìn khắp nhà mảnh vỡ nồi niêu bát đũa tan tành, lại nhìn mẹ tôi vết roi đầy mình, cha tôi bất ngờ ôm mẹ tôi vào lòng khóc thảm thiết. "Mẹ điên ơi, không phải là tôi muốn đánh mẹ, mà nếu như tôi không đánh thì việc này không thể dàn xếp nổi, nhà mình làm gì có tiền mà đền cho người. Bởi nghèo khổ quá mà thành họa đấy thôi!".
Cha lại nhìn tôi nói: "Thụ, con phải cố mà học lên đại học. Không thì, nhà ta cứ bị người khác bắt nạt suốt đời, nhé!". Tôi gật đầu, tôi hiểu.
Mùa hè năm 2000, tôi thi đỗ vào trung học với kết quả xuất sắc. Bà nội tôi vì làm việc cực nhọc cả đời mà mất trước đó, gia cảnh ngày càng khó khăn hơn. Cục Dân Chính khu tự trị Ân Thi (Hồ Bắc) xếp nhà tôi thuộc diện đặc biệt nghèo đói, mỗi tháng trợ cấp 40 tệ. Trường tôi học cũng giảm bớt học phí cho tôi, nhờ thế tôi mới có thể học tiếp.
Vì học nội trú, bài vở nhiều, tôi rất ít khi về nhà. Cha tôi vẫn đi làm thuê 50 tệ một tháng, gánh tiếp tế cho tôi đặt lên vai mẹ, không ai thay thế được. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu xong thức ăn, đưa cho mẹ mang đi.
Hai mươi ki lô mét đường núi ngoằn ngoèo ruột dê làm khổ mẹ phải tốn sức ghi nhớ đường đi, gió tuyết cũng vẫn đi. Và thật là kỳ tích, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình yêu mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác. Y học cũng nên giải thích khám phá hiện tượng này.


27/4/2003, lại là một Chủ nhật, mẹ lại đến, không chỉ mang đồ ăn cho tôi, mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả, cắn một miếng, cười hỏi mẹ: "Ngọt quá, ở đâu ra?" Mẹ nói: "Tôi... tôi hái..." không ngờ mẹ tôi cũng biết hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ: "Mẹ, mẹ càng ngày càng tài giỏi!". Mẹ cười hì hì.
Trước lúc mẹ về, tôi theo thói quen dặn dò mẹ phải cẩn thận an toàn, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong, tôi lại bận rộn ôn tập trước kỳ thi cuối cùng của thời phổ thông.
Ngày hôm sau, khi đang ở trên lớp, bà thím vội vã chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngoài cửa. Thím hỏi tôi, mẹ tôi có đến đưa tiếp tế đồ ăn không? Tôi nói đưa rồi, hôm qua mẹ về rồi. Thím nói: "Không, mẹ mày đến giờ vẫn chưa về nhà!" Tim tôi thót lên một cái, mẹ tôi chắc không đi lạc đường? Chặng đường này mẹ đã đi ba năm rồi, có lẽ không thể lạc được.
Thím hỏi: "Mẹ mày có nói gì không?" Tôi bảo không, mẹ chỉ cho cháu chục quả đào tươi. Thím đập hai tay:" Thôi chết rồi, hỏng rồi, có lẽ vì mấy quả đào dại rồi!"
Thím kêu tôi xin nghỉ học, chúng tôi đi men theo đường núi về tìm. Đường về quả thực có mấy cây đào dại, trên cây chỉ lơ thơ vài quả cọc, bởi nếu mọc ở vách đá mới còn giữ được quả. Chúng tôi cùng lúc nhìn thấy trên thân cây đào có một vết gãy cành, dưới cây là vực sâu trăm thước.
Thím nhìn tôi rồi nói: "Chúng ta đi xuống khe vách đá tìm!" Tôi nói: "Thím, thím đừng doạ cháu...". Thím không nói năng kéo tôi đi xuống vách núi...
Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành đám màu đen nặng nề.
Tôi đau đớn tới mức ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, gọi: "Mẹ ơi, Mẹ đau khổ của con ơi! Con hối hận đã nói rằng đào này ngọt! Chính là con đã lấy mạng của mẹ... Mẹ ơi, mẹ sống chẳng được hưởng sung sướng ngày nào..."
Tôi sát đầu tôi vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc tới mức những hòn đá dại trên đỉnh núi cũng rớt nước mắt theo tôi.
Ngày 7/8/2003, một trăm ngày sau khi chôn cất mẹ, thư gọi nhập học dát vàng dát bạc của Đại học Hồ Bắc đi xuyên qua những ngả đường mẹ tôi đã đi, chạy qua những cây đào dại, xuyên qua ruộng lúa đầu làng, "bay" thẳng vào cửa nhà tôi.
Tôi gài lá thư đến muộn ấy vào đầu ngôi mộ cô tịch của mẹ: "MẸ, con đã có ngày mở mặt mở mày rồi, MẸ có nghe thấy không? MẸ có thể ngậm cười nơi chín suối rồi!".


Trang Hạ


Dịch từ nguyên bản tiếng Hoa

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

Tìm vào cảm xúc

Cảm xúc - đó là từ vựng duy nhất của riêng loài người!, Cảm xúc là điều duy nhất chúng ta có để khu biệt với thế giới hai chân và bốn chân. Ôi chân lí đơn giản thế mà mình mất 27 năm trên đời với nhận ra. Chúng ta sống trên thế giới này hoàn toàn phụ thuộc vào cảm xúc mà khách quan đem lại. Chẳng phải sống là quá trình khám phá và cảm nhận cảm xúc không: cảm xúc lần đầu tiên đến trường, cảm xúc bị điểm kém, cảm xúc hẹn hò, cảm xúc bị phản bội, cảm xúc lấy được người mình yêu, cảm xúc được làm cha.....Ai không có những cảm xúc đó là thiếu đi mất phần nhân loại trong mình. Bời vì không có gì của nhân loại mà lại xa lạ với tôi. Ai giàu cảm xúc thì người đó xứng đáng là quý tộc của xã hội. Ai nghèo nhất thế giới này, có phải là những người ăn xin không, không đó là những người sống đơn điệu một vài cảm xúc lặp lại đơn điệu. Vì thế sống có ý nghĩa là sống với cảm xúc phong phú, và cố gắng đừng lặp lại một cảm xúc nhất định. Một ngày sống với nhiều cảm xúc là một ngày sống có nhiều ý nghĩa hơn. Sống một cảm xúc là một ngày sống như gần chết rồi.
Chúng ta sống phụ thuộc vào cảm xúc quá nhiều. Thế giới xung quanh như thế nào hầu như do chúng ta cảm nhận và có xúc cảm của bản thân mang lại. Vì thế hai người sống cùng hoàn cảnh giống nhau, người này cảm thấy khổ, còn người kia cảm thấy sung sướng và thỏa mãn. Do đâu mà có sự khác nhau thế, do cảm xúc của chúng ta mà thôi.
Cảm xúc quan trọng thế, nhưng đa phần chúng ta đâu được sống đúng với cảm xúc của mình. Bức xúc với lãnh đạo cũng không dám nói vì sợ bị trù dập, đồng nghiệp sai không muốn phê bình sợ mất long, gặp cảnh sát giao thông ghét như nhà nông ghét cỏ mà vẫn phải có thái độ cung kính sợ sệt. Ội khổ con người quá!
Cảm xúc là quan trọng nhưng lí trí cũng quan trọng không kém. Chỉ ít người dùng lí trí điều khiển tốt cảm xúc của mình. Lí trí giúp chúng ta khách quan và không bị lệ thuộc vào cảm xúc nhiều. Có một lí trí tỉnh táo rất quan trọng!!! ( còn nữa)

50 Tác phẩm văn học đặc sắc nên đọc!

50 cuốn sách văn học cần đọc

1.Kinh Thánh (Phần đầu của Cựu ước - để hiểu về sự hình thành thế giới, và một trong bốn kinh Phúc Âm, the gospel, của Tân ước – về cuộc đời chúa Jesus). Có thể tìm mua bản tiếng Việt ở các nhà thờ.

2. Một cuốn Lịch sử thế giới, đủ cả cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại, đặc biệt phần cổ đại để hiểu các nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc và Hy Lạp. Một cuốn sử Việt Nam. Có thể đọc Viêt Nam Lược Sử của Trần Trong Kim, hiện có bán ngoài hiệu sách..

3. Những nền văn minh thế giới, NXB Văn Hóa, 1999.

4. Tân Bách khoa Toàn thư dành cho tuổi trẻ, NXB Lao Động, cuốn sách giải đáp ngắn gọn hầu như tất cả các câu hỏi về thiên nhiên, xã hội, văn hóa…

5. Thần thoại Hy Lạp (nếu có thời gian đọc thêm Iliat va Ôđixê của Homer). Không đọc cuốn này và Kinh Thánh, không thể hiểu đầy đủ nghệ thuật phương Tây.

6. Nghìn lẻ một đêm, truyện cổ tích Arập.

7. Truyện cổ tích Anderson, Đan Mạch. (Hai cuốn này rất cần để phát triển tí tưởng tượng).

8. Đôn Kihôtê của Cervantes, Tây Ban Nha, tác phẩm được xem là hay nhất xưa nay của nhân loại.

9. Kịch Sêcxpia, những vở bi kịch vĩ đại như Hamlet, Otello, Romeo and Juliet, King Lear, Marbet …

10. Kinh Thư, của Khổng Tử. Cuốn này đọc từ từ, nghiền ngẫm và chiêm nghiệm, đặc biệt phần Trung Dung.

11. Chiến tranh và Hòa Bình, Tônxtôi, Nga.

12. Những người khốn khổ, Victo Huygô, Pháp.

13. Thằng ngốc (Gã khờ), của Đôxtôiepxki, Nga. Nên đọc thêm Tội ác và Trừng phạt.

14. Truyện ngắn Sêkhốp, Nga.

15. Truyện ngắn Môpaxăng, Pháp.

16. Truyện vừa Stefan Zweig, Áo.

27. Ơgêni Grăngđê, Banzăc, Pháp.

18. Cuốn theo chiều gió, Margaret Michel, Mỹ.

19. David Coperfield, hoặc Oliver Twist, Đickenx, Anh.

20. Hội chợ phù hoa, Thackeray, Anh.

21. Jên Erơ, Charlotte Bronte, Anh.

22. Đồi gió hú, Emily Bronte, Anh.

23. Thơ tình thế giới chọn lọc, (Triệu bông hồng) bản dịch Thái Bá Tân).

24. Evghêni Onêgin, tiểu thuyết thơ và truyện vừa của Puskin, Nga,

25. Liêu trai chí dị, truyện ma Bồ Tùng Linh, Trung Quốc.

26. Sử ký Tư Mã Thiên, Trung Quốc.

27. Tiềng rền của núi, hoặc Xứ tuyết, Kawabata, Nhật Bản.

28. Bố già, Mario Puzzô, Mỹ.

29. Truyện ngắn Pirandelo, Italia.

30. Tiếng chim hót trong bụi mận gai (Tiếng Anh: The thorn bird, phim Trở về Eden), Australia.

31. Ba chàng ngự lâm pháo thủ, A. Dumas, Pháp. (Có thể thay bằng Bá tước Mont Cristo của cùng tác giả).

32. Madam Bovary, Flaubert, Pháp.

33. Mối tình đầu, Turgenev, Nga.

34. Bình minh mưa, truyện ngắn, và Bông hồng vàng của Pauxtôpxki, Nga.

35. Truyện ngắn Ivan Bunin, Nga.

36. Tiếng gọi nơi hoang dã, và các truyện ngắn của Jack London, Mỹ.

37. Tom Soyer của M. Twain, Mỹ.

38. Không gia đình, Hecto Malô, Pháp.

39. Hoàng tử nhỏ, Saint Exuynbery, Pháp.

40. Bác sĩ Jivagô, (Vĩnh biệt tình em) B. Pasternac, Nga.

41. Nghệ nhân và Margareta, của Bungacôp, Nga.

42. Ngươi anh hùng thời đại, Lecmôntôp, Nga.

43. Truyện trinh thám Sherlock Holmes.

44. Truyện ngắn Andre Mauroir, Pháp.

45. Truyện ngắn O. Henry, Mỹ.

46. Hồng lâu mộng, Tào Tuyết Cần, Trung Quốc.

47. Một cuốn thể loại tiểu sử, như Tiểu sử ######ôlêông (thầy quên mất tên tác giả).

48. Phục sinh, tiểu thuyết của Tônxtôi.

49. Truyện ngắn Somerset Maugham, Anh.

50. Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo.

Về văn học hiện đại , có thể bổ sung : Harry Potter , Mật mã Davinci , Biên niên ký chim vặn dây cót , Tốt-tô-chan cô bé bên cửa sổ , Rừng Nauy ...

người thay đổi đời tôi .....: Nét bút tri ân: Viết về mẹ của con.....

người thay đổi đời tôi .....: Nét bút tri ân: Viết về mẹ của con.....

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Sinh viên cần gì khi còn ngồi trên giảng đường đại học!!!

Trải qua thời gian sinh viên được 4 năm, tôi mới thấy được sinh viên cần gì khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học trước khi ra trường. Tôi chỉ nêu những luận điểm chính mà không phải lập luận, nêu đẫn chứng và chứng mình vì thời gian không cho phép. Tôi tin rằng những điều tôi nói ra sau đây là máu xương mà chính tội phải trả giá rất nhiều mới có thể nhận ra được:
1. Phương pháp học và phương pháp làm việc: cần 40% cho thành công. Đừng quá trọng kiến thức mà hãy trọng vào phương pháp làm việc, cách tư duy, cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ năng mềm. Đến 90% sinh viên Việt Nam ra trường mà thiếu kĩ năng mềm. Cái này quyết định 20% thành công.
3. Rèn luyện sức khỏe......
4. Phát triển quan hệ xã hội....

Nét bút tri ân: Viết về mẹ của con.....


Trích từ nhật kí của con……
Con trai tôi là đứa ăn trộm”. Mẹ đã bảo tôi như thế….. Chiều hè. Mẹ đi cắt cỏ. Tôi được đi cùng. Vườn chuối bên sông rộng ngút ngàn. Gió mát rười  rượi. Cỏ rất nhiều. Chỉ có một ngôi nhà nhỏ của chủ vườn. Đứa trẻ lớp một là tôi. Tò mò. Tôi vào ngôi nhà. Và trở ra với một túi xà phòng to đã dùng dở. Mẹ cần xà phòng. Mẹ rất tiết kiệm khi gặt. Chắc chắn mẹ sẽ vui sướng khi có túi xà phòng này. Mẹ cắt cỏ rất giỏi. Loáng một cái đã đầy gánh cỏ. Mồ hôi mẹ lấm tấm trên trán. Tôi khoe con có túi xà phòng cho mẹ. Mẹ thoáng hoảng hốt. Cầm túi xà phòng, mẹ buồn lắm và cố giấu nỗi buồn, sự thất vọng  bằng những bước đi nhanh về ngôi nhà. Tôi đi mà như chạy theo mẹ. Mẹ nói lạnh lùng trong thất vọng “ không ngờ con trai tôi là đứa ăn trộm….” Câu nói của mẹ như một mũi tên xuyên thấu vào tim tôi. Tôi đau đớn bàng hoàng. Vậy ăn trộm là như thế ư. Con đường trở về nhà dài như đường đến chân trời. Và trong tai tôi cứ văng vẳng câu nói của mẹ. Ám ảnh mãi về hành động ăn trộm của mình. Mẹ ơi! con còn bé bỏng! Con có biêt ăn trộm là như thế nào đâu? Nhưng con xin hứa từ bây giờ trở đi, con sẽ không bao giờ dám lấy của người khác làm của mình. Con sẽ là người trung thực và ngay thẳng. Mẹ đã dạy tôi bài học đầu tiên như thế!
Công mẹ nuôi dạy con thật khó nhọc. Những ngày mưa dầm cuối xuân gợi lại trong tôi những ngày tháng nào xa xôi lắm. Ngày ấy, mừa phùn mấy ngày liền. Đường làng lầy lội. Phân trâu bò tứ tung. Đường nhão nhoét, trơn như bôi mỡ. Trẻ con thường đùa nhau trông như cháo loãng. Chúng tôi đến trường bằng chiếc gậy tre nhỏ để chống thật vững cho khỏi ngã. Tôi bị cảm nhẹ nhưng vẫn đến lớp. Sắp tan trường, trời mưa to. Tôi thấy mẹ đã đứng chờ ở cổng trường từ bao giờ. Mẹ bảo lên lưng mẹ, để mẹ cõng. Rồi mẹ đi tắt lối cánh đồng có cỏ cho đỡ trơn và về nhà gần hơn. Ngôi trên lưng mẹ có nhịp êm êm theo từng bước chân. Tôi nghẽ rõ tiếng tim mẹ đập thình thịch….Nhưng bờ cỏ trơn, tôi thì nặng, thỉnh thoảng mẹ trượt chân, nhưng mẹ đã cố bấm ngón chân vào cỏ để hãm lại. Về đến nhà, trời thì lạnh mà mồ hội mẹ lấm tấm trên trán và thấm qua lớp áo ướt cả lưng. Ngón chân mẹ tóe máu. Tôi nhìn mà xót xa. Chắc mẹ đau lắm…..
Tôi đi học đại học, sau đó hai năm, em tôi cũng vào đại học. Bố mẹ hạnh phúc  và hãnh diện với họ hàng làng xóm. Những gánh nặng học phí và tiền ăn ở của chúng tôi đè nặng lên cả nhà. Bố mẹ phải xoay sở tất cả để có tiền cho tôi ăn học. Nỗi vất vả của gia đình lại tăng lên bộn bề. Bàn tay bố như chai sần hơn, lở loét nhiều vì xi măng ăn mòn. Những vệt chân chim hiện rõ, và khuôn mặt mẹ trở nên u tối, nặng nề. Cả nhà ít nói hơn, vì ai cũng vất vả nhiều rồi. Ai cũng thấu hiểu sự hi sinh của người khác. Nhưng mẹ vẫn âm thầm chịu đựng hơn cả. Tôi biết vì vất vả khổ cực, con người ta càng trở nên ích kỉ, và tự cho mình cái quyền làm khổ người khác. Nhưng mẹ không hề kêu than nửa lời với chúng tôi. Lúc nào mẹ cũng lo chúng tôi ăn uống không đầy đủ, lo lắng chúng tôi có quá nhiều thiếu thốn. Còn mẹ chẳng hề nghĩ gì đến bản thân mình. Có lúc thương mẹ quá, tôi thấy mình quá ích kỉ…. Tôi thực tập sự phạm ở thành phố. Tôi hết tiền ăn ở mà không về được vì ngày mai phải giảng bài chấm điểm. Mẹ đã đạp xe 25 km mang tiền cho tôi. Mẹ bảo con ăn tiêu phải tiết kiệm, chứ em gái con cũng đang cần tiền….Rồi mẹ đưa tôi một gói tiền to, có mấy đồng tiền chẵn, còn toàn những tờ hai nghìn, năm trăm đồng. Hẳn một xập rất dầy, những đồng tiền nhàu nát, úa màu, thấm bao mồ hôi và sự chắt chiu dành dụm từng quả trứng, nải chuối của mẹ….. Mẹ bảo: con gọi điện mẹ vội quá nên không đổi tiền chẵn được. Tôi cầm tiền mà rưng rưng nước mắt…..Tôi học hành tốn kém của mẹ biết bao nhiều tiền, những đồng tiền màu xanh,  màu hồng có in hình Bác Hồ. Nhưng những đồng tiền lẻ nhàu nát ấy, tôi đâu dám tiêu hết, tôi sẽ để dành cho riêng mình….Tôi cố giấu những giọt nước mắt nghẹn ngào…. Tôi không muốn làm mẹ buồn vì cái nghèo khó và vất vả…. Mẹ! Con thương mẹ quá! Mẹ đã hi sinh tất cả vi tương lai của con!
Gia đình trong tôi là những bữa cơm sum họp đầm ấm. Và những kỉ niệm về tuổi thơ ngọt ngào của tôi trở về qua lời kể của mẹ như mới ngày hôm qua. Mẹ nhớ mãi….Tôi  sinh ra bụ bẫm như đứa trẻ trong tranh. Tôi bụ bẫm nhất xã, không ai bằng. Rằng tôi rất ngoan, ăn xong là ngủ chứ không một tiếng khóc. Nếu không phơi tã lót thì không biết nhà có trẻ thơ…Rồi chuyện tôi bị côn trùng đốt sưng đùi. Ông y tá xã đoán tôi bị áp xe, phải tiêm kháng sinh. Bằng linh cảm, mẹ đoán tôi không thể bị áp xe được, bé thế này mà bị tiêm kháng sinh thì không lớn được. Mẹ lại ôm tôi lên bệnh viện và tôi đã không bị tiêm…. Có khi nhớ mẹ, tôi gọi điện về: A lô, mẹ đấy à? Con à, con khỏe không? ăn uống tốt chứ? Dạo này còn đau bụng không? Đêm ngủ nhớ lấy chăn mỏng đắp ngang bụng đấy. Chú ý giữ gìn sức khỏe. Công việc con thế nào? Đi xe máy cẩn thân, vừa rồi ở quê có nhiều người bị tai nạn xe máy chết đấy. Mẹ  lo lắm… Tôi chưa kịp hỏi han gì thì mẹ đã quan tâm hỏi thăm, lo lắng tôi như thế đấy. Và tôi thót tim lo sợ một ngày không con nghe thấy tiếng nói của mẹ….
Tôi được sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong tình yêu, sự quan tâm dạy bảo và sự hi sinh vô bờ bến của mẹ như thế đấy. Dù đi bất cứ đâu, chiêm ngưỡng biết bao cảnh đẹp trên đất nước, nhưng tôi vẫn thấy quê nhà đẹp nhất vì ở đó có công trình vĩ đại là Trái tim người mẹ. Thật hạnh  phúc biết bao khi có cảm giác mẹ luôn ở bên che chở cho mình. Vì với mẹ con còn bé bỏng lắm! Mẹ hãy ở bên con mãi mãi mẹ nhé!

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Một số đề thi học sinh giỏi quốc gia môn văn + đề thi thử

Câu 1 (8,0 điểm):

Suy nghĩ của anh/chị về cái danh và cái thực của con người trong cuộc sống.
Câu 2 (12,0 điểm):

Thơ nữ viết về tình yêu thường thể hiện sâu sắc bản lĩnh và ý thức về hạnh phúc của chính người phụ nữ.

Hãy phân tích, so sánh bài thơ "Tự tình" (bài II) của Hồ Xuân Hương và "Sóng" của Xuân Quỳnh để làm rõ nét chung và nét riêng trong tâm sự tình yêu của hai nữ tác giả ở hai thời đại khác nhau.
Tự tình
(Bài II)
Hồ Xuân HươngĐêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn
Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.

(Theo Ngữ Văn 11, Nâng cao, Tập Một, NXB Giáo dục, 2007, tr.44)
Sóng

Xuân Quỳnh

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương

Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.

Biển Diêm Điền, 29-12-1967
Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM 2003
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
Bảng A
Đề bài: Bàn về truyện cổ tích và ca dao, có ý kiến cho rằng:
"Các nhà văn học được văn trong truyện cổ tích và học được thơ trong ca dao" (Đỗ Bình Trị, Phân tích tác phẩm văn học dân gian, NXB Giáo dục , Hà Nội, 1995, trang 111)
Anh, chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?



Bảng B
Đề bài: Nguyễn Đình Thi đã nhận định về thơ Tố Hữu:
"Trọn đời, Tố Hữu là một chiến sĩ cách mạng làm thơ và là nhà thơ của cách mạng(...)Và trong lửa của thơ anh, có biết bao thương yêu dịu dàng đối với đất nước quê hương và những con người của đất nước quê hương. Từ cuộc sống hiện đại, thơ anh ngày càng bắt nguồn trở lại vào hồn thơ cổ điển của dân tộc." (Báo Văn nghệ, số 50 (2239), ra ngày 14/12/2002)
Anh, chị suy nghĩ như thế nào về nhận định trên đây?
Hãy liên hệ với một số bài thơ của Tố Hữu để làm sáng tỏ vấn đề.
ĐỀ THI CHÍNH THỨC





Câu 1 8đ)
Trong việc nhận thức,F.Ăng-ghen có phương châm:"Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn nghi ngờ nó suốt đời",C.Mác thì thích câu châm ngôn:"Hoài nghi tất cả".
Anh /chị hiểu thế nào về những ý tưởng trên?

Câu2 6đ)
Có ý kiến cho rằng khi tác phẩm kết thúc,ấy là lúc cuộc sống của nó mới thực sự bắt đầu.
Anh/Chị hãy bình luận ý kiến đó.

Câu3 6đ)
Cảm nhận của anh /chị về đoạn văn sau đây trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam:
"Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi,thưa vắng người và hình như kém sáng hơn.Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng.Hà Nội xa xăm ,Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo.Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua .Môt thế giới khác hẳn,đối với Liên,khác hẳn các vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu.Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh,đêm của đất quê,và ngoài kia,đồng ruộng mênh mang và yên lặng."
(Sách văn học 11,tập một,NXB Giáo dục Hà Nội,2002,Tr.160)
Câu 1 8 điểm):Nhân vật Paven Cooc-sa-ghin trong tác phẩm "Thép đã tôi thế đấy" của nhà văn Xô viết N.Ô-xtơ-rôp-xki có nói:
" Cái quý nhất của con người ta là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần , phải sống sao cho khỏi ân hận vì những năm tháng đã sống hoài,sống phí,cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn kém của mình và để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời,sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người."
Quan niệm trên đã gợi cho em những suy nghĩ gì về lẽ sống của thanh niên chúng ta trong giai đoạn cách mạng hiên nay?


Câu 2(6điểm): Bình giảng khổ thơ sau trong bài "Tâm tư trong tù" của Tố Hữu:
" Ôi! Hôm nay sao nhựa sống tràn trề
Trong những tiếng nghe chừng quen thuộc quá!
Nghe gió xối trên cành cây ngọn lá
Nghe mênh mang sức khoẻ của trăm loài
Tôi mơ hồ nghe tất cả bên ngoài
Đang ríu rít giữa một trời rộng rãi
Đang hút mật của đời sây hoa trái
Hương tự do thơm ngát cả ngàn ngày..."
(Trích SGK Văn học 12 tập 1-NXB Giáo dục 2005)


Câu 3(6điểm): Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong tác phẩm "Mảnh trăng cuối rừng"(Nguyễn Minh Châu).
âu 1 (8 điểm): "Trên đời không gì vĩ đại bằng con người, trong con người không gì vĩ đại bằng trí tuệ."(A.Hamilton)
Câu nó trên gợi cho em những suy nghĩ gì về vai trò của trí tuệ đối với việc xây dựng đất nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay?


Câu 2(6 điểm): Tâm trạng trữ tình trong hai bài thơ:"Vội vàng"(Xuân Diệu) và "Mùa xuân nho nhỏ"(Thanh Hải).


Câu 3(6điểm):"Sách làm cho khắp trái đất,khắp thế giới tràn ngập nỗi buồn nhớ cái tốt đẹp hơn, và mỗi cuốn sách dường như đều là tâm hồn được ghi lại trên giấy bằng những dấu hiệu và những từ, những dấu hiệu và những từ ấy lập tức trở nên sống động ,hễ mắt tôi,trí tuệ tôi tiếp xúc với chúng."
(Trích"Tôi đã học tập như thế nào"-M.Gorgi-SGK Văn học 12-Tập 1-NXB Giáo dục 2005).
Câu nói trên bàn về vấn đề lí luận văn học nào đã học? Phân tích một vài tác phẩm mà em cho là thể hiện một cách đặc sắc vấn đề đó.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Kì thi chọn HSG Quốc gia
Lớp 12 THPT năm 2009
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: Văn
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 25/02/2009
(Đề thi có 2 trang, gồm 02 câu)

Câu 1 (8,0 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về cái danh và cái thực của con người trong cuộc sống.
Câu 2 (12,0 điểm)
Thơ nữ viết về tình yêu thường thể hiện sâu sắc bản lĩnh và ý thức về hạnh phúc của chính người phụ nữ.
Hãy phân tích, so sánh bài thơ Tự tình ( bài II) của Hồ Xuân Hương và Sóng của Xuân Quỳnh để làm rõ nét chung và nét riêng trong tâm sự tình yêu của hai nữ tác giả ở hai thời đại khác nhau.
I.                   PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Anh/chị hãy nêu những nét chính về tình cảm nhân đạo và bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.
Câu II (3,0 điểm)
Viết một văn bản ngắn( không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau của Nguyễn Hiến Lê:
“ Tự học là một nhu cầu của thời đại”
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Hình tượng anh bộ đội cụ Hồ qua đoạn thơ sau :
“…Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành …”
(Tây Tiến – Quang Dũng, SGK Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo Dục, 2008).
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau đây trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
( Theo Ngữ văn 12, tập một, sách giáo khoa chương trình nâng cao, NXB Giáo dục, trang 111)
-------------------------- Hết -----------------------------
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
SÓC TRĂNG Năm học 2008 – 2009
-----o0o----- ----------///----------
Đề chính thức
Môn : Ngữ văn – Lớp 12
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
_________________
Đề thi này có một trang

Câu 1: (6,0 điểm)
Trong một truyện ngắn, nhà văn A.P. Shê-Khốp đã xây dựng hình tượng nhân vật Bê-li-cốp để thể hiện một lọai người trong xã hội mà ông gọi là "người trong bao". Quan sát trong đời sống thực tế, phải chăng cũng có hiện tượng "người trong bao"? Ý kiến của anh/ chị đối với hiện tượng này như thế nào?

Câu 2: (6,0 điểm)
Nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
"Đóng bài thơ như cái cọc vào đời để chống nước trôi xuôi
Làm cho mọi người nghe được cái vô hình này: thời gian họ sống
Anh phải làm cho thời đại đến sớm hơn là nó đến
Anh phải là gió đưa hương, nhưng chính ra anh lại là hương"
(Trích Nghĩ về thơ, nghĩ về thơ, nghĩ in trong tập thơ "Đối thoại mới")
Qua những câu thơ trên anh/ chị có suy nghĩ gì về vai trò của văn học và nhà văn đối với cuộc sống?

Câu 3: (8,0 điểm)
Trong phần "tiểu dẫn" giới thiệu tác phẩm Giải đi sớm của Hồ Chí Minh, sách Ngữ văn 11 nâng cao, tập 2 có nhận định:
"Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất về tư tưởng, tài năng và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù" (Trang 79).
Anh/ chị hãy đọc kĩ bài thơ và viết một bài luận làm cho người đọc thấy rõ nhận định trên là hợp lí.
Giải đi sớm (Tảo giải)
Hồ Chí Minh
Phiên âm:
I
Nhất thứ kê đề dạ vị lan,
Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san;
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng,
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.
II
Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng,
U ám tàn dư tảo nhất không;
Noãn khí bao la toàn vũ trụ,
Hành nhân thi hứng hốt gia nồng.

Dịch thơ:
I
Gà gáy một lần đêm chửa tan,
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn;
Người đi cất bước trên đường thẳm,
Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.
II
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng,
Bóng tối đêm tàn quét sạch không;
Hơi ấm bao la toàn vũ trụ,
Người đi thi hứng bỗng thêm nồng.
(Nam Trân dịch)

------- HẾT -------
Câu 1 (8 điểm):
Hình ảnh bầu trời trong bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi.
Câu 2 (12 điểm):
Về một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 12 đã giúp anh (Chị) tin tưởng sâu sắc một điều: Con người có những lúc cô độc ghê gớm nhưng sự cô đơn không thể giết chết nổi một con người.
Câu 1:

Hãy cảm nhận cách khắc họa nhân vật ĐÀO trong tryện ngắn MÙA LẠC của NGYỄN KHẢI nhìn từ góc độ mẫu đàn bà phiêu dạt.

Câu 2:

Ở bài viết “Niềm vui sáng tạo” trong “Một mình với mùa thu”, khi bàn về những tình cảm mãnh liệt nung nấu trong tâm hồn của những con người gắn cuộc đời mình với sáng tạo văn chương, nhà văn đồng thời là nhà phê bình văn học Nga K. Pauxtôpxki đã cho rằng:
“Lo âu và mừng vui – hai tình cảm mạnh mẽ nhất ấy đã đi theo nhà văn trên suốt chặng đường”.

Hãy bình luận ý kiến trên.
BND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KÌ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
DỰ THI CẤP QUỐC GIA
Khoá ngày: 22/12/2008
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang, gồm 03 câu.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: (8,0 điểm)
“Nghệ thuật làm cho mọi người thích mình bắt đầu bằng nghệ thuật khen người khác. Lời khen không đúng vẫn thú vị hơn lời phê bình đúng.”
(Vôn-te, triết gia Pháp thế kỉ XVII)
Cho biết ý kiến của anh/chị về nhận xét trên.

Câu 2: (6,0 điểm)
Dựa vào những hiểu biết về thơ Tố Hữu, anh/chị hãy làm rõ tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ của tác giả này.

Câu 3: (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về khổ thơ sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập hai, NXBGD 2007, trang 39).
Đề thi học sinh giỏi 12
Môn: ngữ Văn
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)



Câu 1: (2 điểm)

Nhà văn Tô Hoài cho rằng: Truyện Đôi Mắt của Nam Cao là một tuyên ngôn nghệ thuật của lớp nhà văn “ tiền chiến” đi theo cách mạng. ý kiến của anh (chị) ?


Câu 2: (3 điểm)

Bình giảng đoạng thơ sau:
Ta muốn ôm:
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm,
cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!



Câu 3 ( 5 điểm)

Phân tích tính sử thi thể hiện trong truyện ngắn rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Sở GD&ĐT Nghệ An
 Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh
Năm học 2007-2008



Môn thi: Văn lớp 12 THPT- bảng a
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (6,0 điểm)
Anh (chị) hãy viết một bài luận với tiêu đề: Lợi ích của việc tự học.

Câu 2: (6,0 điểm)
Trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, nhân vật Tràng sau khi "nhặt" được vợ, trên đường cùng vợ về nhà:
"Hắn đi sát gần bên thị hơn, ngẫm nghĩ một lúc, chợt hắn giơ cái chai con vẫn cầm lăm lăm một bên tay lên khoe:
- Dầu tối thắp đây này.
- Sang nhỉ.
- Khá thôi. Hai hào đấy, đắt quá, cơ mà thôi chả cần.
- Hoang nó vừa vừa chứ."
(Văn học 12, Tập một, Phần Văn học Việt Nam, sách chỉnh lí năm 2000, trang 108)
Anh (chị) hãy phân tích chi tiết "Hai hào dầu" kể trên để thấy được chiều sâu tư tưởng nhân đạo của Kim Lân.

Câu 3: (8,0 điểm)
Anh (chị) hãy phân tích cái tôi trữ tình trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi, từ đó nêu lên một số đặc điểm cơ bản cái tôi trữ tình của thơ ca Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945.

…… Hết ………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH          KHÁNH HÒA                                            NĂM HỌC 2009-2010
          ------------------                                           ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­------------------------------
  ĐỀ THI CHÍNH THỨC                Môn thi:   NGỮ VĂN – THPT ( Bảng B )
Ngày thi:   06/04/2010
                                               ( Thời gian: 180 phút – không kể thời gian giao đề )
                                                          __________________________

  Câu I ( 4 điểm ) :
          Cảm nhận của anh ( chị ) về đoạn thơ sau đây trong bài “ Đây mùa thu tới ” của Xuân Diệu :
“ Hơn một loài hoa đã rụng cành,
Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá…
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh
  Câu II ( 8 điểm )
           Có người cho rằng : “ Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đoạ về tâm hồn ”.
          Anh ( chị ) hiểu ý kiến trên như thế nào ?
 
Câu III ( 8 điểm )
          Trong tùy bút “ Người lái đò sông Đà ”, nhà văn Nguyễn Tuân tự coi mình là người “ đi tìm cái thứ vàng của màu sắc sông núi Tây Bắc và nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người ngày nay đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa tươi vui và vững bền ”.
           Hãy phân tích chất vàng quý báu của cảnh sắc thiên nhiên Tây Bắc và của con người lao động Tây Bắc đã được nhà văn thể hiện qua áng văn xuôi ấy.
    
------------  Hết  ------------
     
Đề thi này có 01 trang,
Giám thị không giải thích gì thêm.

     
                                                          SBD …………………… /  Phòng …………
                                                         
Giám thị 1 …………………………………..
    
 Giám thị 2 ………………………………….

GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG TRỊ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH NĂM HỌC 2008 - 2009
MÔN THI: VĂN HỌC
Câu 1: (1 điểm)
Phong cách văn học và những biểu hiện cụ thể của phong cách văn học.
Câu 2: (2 điểm)
Ý nghĩa câu thơ của Nguyễn Du:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
(Độc tiểu thanh kí)
Câu 3: (7 điểm)
Một đoạn trong nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đề ngày 20 tháng 11 năm 1971 có ghi:
...." Cuộc sống tuyệt vời biết bao, tring thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời."
(Trích trong" Mãi mãi tuổi 20")
Bình luận ý kiến trên.

Vòng 1:

câu 1: anh(chị) hãy viết 1 bài văn nghị luận về chủ đề: "Người chiến thắng".
câu 2: Giáo sư NGUYỄN ĐĂNG MẠNH từng nhận xét:"Thơ không cần nhiều từ ngữ. Nó cũng không quan tâm đến hình xác của sự sống.Nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi 1 chút linh hồn cùa cảnh vật thông qua linh hồn thi sỹ"
Anh(chị) suy nghĩ gì về câu nói đó và hãy làm sáng tỏ thông qua những tác phẩm thơ đã học.
Vòng 2:
Câu 1: anh(chị) hãy viết 1 bài văn nghị luận chủ đề "Con đường phía trước".
Câu 2:"Trong đời sống văn học,những nhà văn có tài năng,người thì đóng góp vào 1 cách viết,người thì đóng góp vào cách sử dụng ngôn ngữ, có người lại chỉ cho ta thấy những thứ rất nhỏ bé,đặc sắc mà giàu giá trị.Nhưng trên tất cả,anh ta phải cho người đọc thấy được tiếng nói riêng cùa anh ta trong 1 vấn đề mà nhiều người đang quan tâm đến."
(Nguyễn Minh Châu)
Anh chị hãy bình luận về câu nói trên và làm sáng tỏ thông qua các tác phẩm truyện,ký đã học trong chương trình Ngữ văn.
Chú thích: câu 1:8 điểm; câu 2: 12 điểm
.
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO TỈNH HOÀ BÌNH
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2007-2008
MÔN: VĂN HỌC
TG: 180 phút
CÂU 1:
Bình giảng đoạn thơ sau:
"Đưa người ta không đưa qua sông
Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong."
CÂU 2: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có câu hát: “Sống trên đời cần có một tấm lòng”. Hãy viết một bài nghị luận (trừ thơ) để làm rõ tầm quan trọng của tấm lòng trong cuộc đời.
CÂU 3: Phân tích vẻ đẹp thiên lương của Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
*Vòng1:
Câu 1: (2 điểm)

Nét tài hoa của nhà thơ Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta-mình trong Việt Bắc.

Câu 2: (2 điểm) Tìm hiểu ý nghĩa của 2 câu thơ sau:

Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.
( tiếng hát còn tàu - Chế Lan Viên )

Câu 3: (6 điểm) Bàn về ngôn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết:

“điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là sức gợi ấy”
(mấy ý nghĩ về thơ-Ngữ văn 12 nâng cao tập 1, trang 52 , NXB GD 2008)

Dựa vào một số bài thơ đã học, anh chị hãy nêu nhận xét về ý kiến trên.
*Vòng 2:
Câu 1: (4 điểm) Từ ý thơ của Tố Hữu:

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn bàn về lý tưởng sống của thanh niên trong thời đại hiện nay.

Câu 2: (6 điểm)

Tương đồng và khác biệt trong đoạn trích Đất nước (Trường ca mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM

KỲ THI HỌC SINH GIỎI TOÀN TỈNH LỚP 12
Khoá ngày 18 tháng 12 năm 2007
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)


Câu 1 (8 điểm)
Do nhìn nhân vật từ những góc độ khác nhau, người đọc đã có những cách gọi (cũng chính là những nhận xét) khác nhau về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân như: người đàn bà vô sỉ, người đàn bà tự trọng, người đàn bà liều lĩnh, người đàn bà mực thước.
Theo anh (chị), nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân là ai trong số những người đàn bà nêu trên? Hãy viết về điều đó.

Câu 2 (12 điểm)
Khi bàn về các tác phẩm truyện, nhà văn Chingiz Ajmatov đã nêu một ý tưởng như sau:
“Tác phẩm nghệ thuật chân chính không chấm dứt ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện.”
Anh (Chị) hiểu như thế nào về ý tưởng đó.
Hãy chọn phân tích một tác phẩm truyện ngắn của văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 12 để làm sáng tỏ ý tưởng trên.

SỞ  GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ  HỒ CHÍ MINH 
------------------------ 
              ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI HỌC SINH GIỎI THPT CẤP THÀNH PHỐ
NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
(không kể  thời gian phát đề)

      (Đề thi có 01 trang)
    Câu 1 (8 điểm)
    Ngạn ngữ có câu: Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều. Thế nhưng nhà văn Nga M.Prisvin lại cho rằng: Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại.
    Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề đặt ra trong hai trích dẫn trên.
  
    Câu 2 (12 điểm)
    Trên trang sách, cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.
                                  (Theo Nguyễn Văn Thạc - Mãi mãi tuổi 20)
    Anh/chị  hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua một số tác phẩm văn học.
         
…………….. Hết ………………
âu 1: (1 điểm)
Phong cách văn học và những biểu hiện cụ thể của phong cách văn học.
Câu 2: (2 điểm)
Ý nghĩa câu thơ của Nguyễn Du:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
(Độc tiểu thanh kí)
Câu 3: (7 điểm)
Một đoạn trong nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đề ngày 20 tháng 11 năm 1971 có ghi:
...." Cuộc sống tuyệt vời biết bao, tring thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời."
(Trích trong" Mãi mãi tuổi 20")
Bình luận ý kiến trên.
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT Quảng Nam - Ngu Van 12
NĂM HỌC 2008-2009

Câu 1 (10 điểm)

Cảm hứng đất nước trong đoạn thơ "Đất Nước" (trích trường ca "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi.

Câu 2 (10 điểm)

Suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sau của Macxim Gorki:
"Nơi lạnh nhất thế giới không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu tình thương".

View more most viewed threads:


Tập trung khai thác những yếu tố gây cảm xúc thẩm mĩ của tác phẩm văn học

Một tác phẩm văn học bao giờ cũng là một chỉnh thể thống nhất, trong đó mọi yếu tố đều tồn tại trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tách rời chi tiết ra khỏi tác phẩm thì nó sẽ trở nên vô nghĩa. Tuy nhiên, nói thế không phải là mọi yếu tố trong tác phẩm đều ngang bằng nhau về giá trị thẩm mỹ; trong đó, thường có những yếu tố nổi bật lên, tạo được hiệu quả thẩm mỹ cao nhất. Chúng chính là linh hồn, là điểm sáng thẩm mỹ của nó. Chúng cũng là cái mà ngày xưa các cụ hay gọi là “thi nhãn”, nhưng chúng ta phải hiểu nó theo nghĩa rộng “không phải chỉ ở thơ mà còn ở thể văn khác, không phải chỉ ở câu, chữ vần điệu mà còn ở giọng văn, ở hình ảnh, ở tính cách nhân vật…”. “Đây là nơi thống nhất giữa nội dung và hình thức đạt tới độ cao - tư tưởng nghệ thuật, tài và tâm đều tập trung ở đấy”. Như thế, tập trung tìm hiểu những yếu tố gây hiệu quả cao nhất về thẩm mỹ trong tác phẩm, chẳng những có thể bồi dưỡng, phát huy năng lực  thẩm mỹ cho học sinh mà còn có tác dụng tích cực trong giáo dục những tư tưởng, tình cảm cao đẹp cho các em. Đương nhiên, khi tập trung vào tìm hiểu các yếu tố tạo hiệu quả thẩm mỹ cao nhất trong tác phẩm không có nghĩa là chúng ta cô lập chúng mà bao giờ cũng phải xem xét chúng trong mối tương quan với toàn bộ chỉnh thể tác phẩm.
   Khảo sát các bộ sách giáo khoa Văn học, chúng tôi thấy, ngay việc dẫn văn bản vào sách giáo khoa đã thể hiện chủ trương tập trung khai thác những yếu tố trọng tâm, trọng điểm của tác phẩm. Chẳng hạn, đối với những tác phẩm dài, sách in thành hai loại chữ: những đoạn giáo viên cần tập trung vào dạy học cho học sinh in bằng loại chữ to; những đoạn khác in bằng chữ nhỏ. Ví dụ, truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, sách chỉ trích giảng phần đầu, lúc Mỵ và A Phủ còn ở Hồng Ngài; sách giáo khoa in chữ to đoạn thể hiện sự thức tỉnh của Mỵ trong đêm tình mùa xuân, cũng như đoạn Mỵ cởi trói cứu cho A Phủ, cả hai cùng chạy trốn. Không chỉ văn xuôi mà đối với những bài thơ có dung lượng khá dài, sách cũng dùng giải pháp này. Bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm trong sách giáo khoa là một ví dụ; đoạn đầu bài thơ diễn tả nỗi đau xót bàng hoàng của tác giả trước cảnh quê hương bị giặc chiếm đóng tàn phá được in bằng loại chữ to, đoạn sau của tác phẩm thể hiện cảnh bộ đội trở về giải phóng quê hương, được in bằng chữ nhỏ…Rõ ràng, những đoạn chữ to là những đoạn đặc sắc nhất của tác phẩm.
   Nhưng để làm nổi rõ vấn đề đang bàn, chúng ta cần phải khảo sát hệ thống câu hỏi Hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa. Trước hết, một tác phẩm văn học có thể gồm nhiều nhân vật; do đó, sách giáo khoa định hướng học sinh tìm hiểu những nhân vật được xây dựng thành công nhất, kết tinh tài năng và tâm huyết của nhà văn;  chẳng hạn, với truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam là nhân vật Liên, với Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu là nhân vật Nguyệt, với Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là nhân vật Mỵ và A Phủ…
Nhưng quan trọng hơn là trong mỗi hình tượng đó, soạn giả còn hướng dẫn học sinh tập trung chú ý đến những mặt, những khía cạnh gây hiệu quả thẩm mỹ cao nhất. Ví dụ, với nhân vật Liên trong truyện Hai đứa trẻ là tâm trạng của nhân vật: Phân tích tâm trạng buồn của Liên diễn biến qua 2 đoạn 1 và 2 của tác phẩm; và: Chị em Liên đợi đoàn tàu đi qua phố huyện thể hiện tâm trạng gì? (Văn học 11, T1, Tr.). Còn với nhân vật Hộ trong truyện Đời thừa của Nam Cao, sách giáo khoa yêu cầu: Phân tích những suy nghĩ dằn vặt của nhân vật Hộ; và: Vì sao có thể nói rằng nhân vật Hộ có một bi kịch tinh thần thầm lặng, dai dẳng và đau đớn. (Văn học 11, T1, Tr.). Đối với nhân vật Chí Phèo, sách giáo khoa chủ yếu hướng dẫn học sinh phân tích quá trình thức tỉnh lương tri và những hành động quyết liệt của hắn sau khi bị Thị Nở từ chối. Tương tự, với nhân vật Mỵ, sách giáo khoa yêu cầu học sinh phân tích diễn biến tâm lý của Mỵ trong đêm tình mùa xuân và trước khi cắt dây trói cứu cho A Phủ, qua đó làm nổi bật tính cách cũng như sức sống tiềm tàng của cô….
   Hình tượng trong tác phẩm văn học bao giờ cũng được dệt nên bởi hàng loạt các chi tiết nghệ thuật; vì thế muốn làm sáng tỏ bản chất của hình tượng thì tất yếu cần phải phân tích các chi tiết đã tạo nên nó. Tuy nhiên, không phải là phân tích tất cả các chi tiết mà phải biết lựa chọn những chi tiết điển hình, đặc sắc và thậm chí là gây ám ảnh nhất để làm sáng tỏ bản chất hình tượng. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, sách giáo khoa đã hỗ trợ học sinh trong công việc này bằng những giải pháp sau: Thứ nhất, liệt kê ra các chi tiết đặc sắc đó. Ví dụ: Phân tích những tình cảm tinh vi, đẹp đẽ, trong sáng của Thanh đối với bà, cô Nga và quê hương mình. Nêu và phân tích những chi tiết có sức diễn tả tinh vi (chẳng hạn: Khi mới bước vào nhà “Sự yên lặng trầm tích đến nỗi Thanh trở nên nghẹn họng, mãi chàng mới cất được tiếng gọi khẽ: Bà ơi!”; “Thanh đi bên bà, người thẳng, mạnh, cạnh bà cụ gầy còng. Tuy vậy, chàng cảm thấy chính bà cụ che chở cho chàng cũng như những ngày còn nhỏ”;“Thanh cảm thấy tâm hồn nhẹ nhõm, tươi mát như vừa tắm ở suối. Chàng tắm trong cái không khí tươi mát này. Những ngày bận rộn ở tỉnh giờ xa quá. Khu vườn với các cây quen đã nhận biết chàng rồi”; “Thanh đi trở vào rất thong thả. Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải” (Dưới bóng hoàng lan, Thạch Lam, Văn học 11, T1, Tr). Tuy nhiên, câu hỏi trong sách giáo khoa bao giờ cũng thiên về khái quát nên những câu hỏi liệt kê ra các chi tiết như thế này là không nhiều. Do đó, sách giáo khoa chọn giải pháp khác, đấy là yêu cầu học sinh tìm những chi tiết nào là ấn tượng nhất trong tác phẩm: Những nét nổi bật trong tính cách của Tnú. Câu chuyện bi tráng của Tnú và Mai gây cho em những cảm xúc gì? Chi tiết nào gây ấn tượng sâu sắc nhất? Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh bàn tay Tnú? (Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành, Văn học 12, T1, Tr. 212). Thứ ba, chỉ ra các chi tiết đặc sắc một cách gián tiếp, dưới dạng yêu cầu học sinh lý giải ý nghĩa của nó. Ví dụ: Trong khung cảnh gợi nên cảm xúc về tan vỡ, về cô đơn ấy, duy nhất có hình bóng hoa đào cười trước gió đông, nhưng câu thơ vẫn có ý nghĩa diễn tả cảm xúc nói trên. Theo em, so với câu thơ của Thôi Hộ đã dẫn ở chú thích 3, Nguyễn Du đã có sáng tạo độc đáo nào về từ ngữ để biểu hiện cảm xúc thương nhớ trong lòng Kim Trọng? (đoạn trích Kim Trọng trở về vườn Thuý, Văn học 10, T1, Tr.) hay một dẫn chứng khác: “Có tiếng sóng trong lòng”, “đầy hoàng hôn trong mắt trong” – hai hình ảnh ấy diễn tả những tâm trạng gì? tại sao lại có những tâm trạng ấy ở ngời đưa tiễn? (Tống biệt hành, Thâm Tâm, Văn học 11, T1, Tr. Sách của hội (từ đây nếu lấy dẫn chứng ở bộ sách của Hội nghiên cứu giảng dạy văn học thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi ghi tắt là: Sch, còn không chú thích là bộ sách của Trường). Dạng câu hỏi này phổ biến hơn hai dạng đã nêu, nhất là trong bộ sách của Trường biên soạn, theo thống kê, ở lớp 10 có ....
   Nhưng tìm hiểu hình tượng trong tác phẩm không có mục đích tự thân; thông qua hình tượng, học sinh khái quát lên ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. Hình tượng được xây dựng càng sống động, điển hình thì ý nghĩa của tác phẩm càng sâu sắc, mới mẻ, phong phú. Hình tượng giả tạo, công thức, sơ lược thì tư tưởng của nó cũng chỉ là một thứ tư tưởng minh họa, không thuyết phục được ai. Hình tượng văn học không phải được tạo ra để minh họa cho một tư tưởng có sẵn mà là sản phẩm của sự sáng tạo của nhà văn dựa trên một cái nhìn riêng đầy khám phá đối với đời sống. Sách giáo khoa định hướng học sinh khám phá những hình tượng nổi bật nhất, có tác động thẩm mỹ cao nhất trong tác phẩm thì cũng có nghĩa là nó sẽ hướng học sinh đến những tư tưởng sâu sắc, phong phú nhất của nó. Ở đây có thể nói thêm rằng tư tưởng trong tác phẩm văn học không phải là một thứ tư tưởng nhân văn chung chung. “Mỗi nhà văn có phát hiện riêng về số phận con người, có góp phần riêng vào việc soi sáng những khía cạnh nào đấy của tâm hồn phong phú tinh tế và phức tạp của con người. Phân tích đánh giá tác phẩm của những nhà văn lớn là phải tìm ra tư tưởng riêng đó của họ”. Vì thế, nếu định hướng không đúng thì không thể khái quát được nội dung nhân văn sâu sắc của tác phẩm. Ví dụ, đối với truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, cách tiếp nhận cũ đã đánh giá truyện ngắn này “theo tiêu chuẩn tính hiện thực, tính nhân đạo một cách máy móc, hời hợt”. Họ cho rằng, truyện ngắn này phản ánh cuộc sống cơ cực, nghèo khổ của nhân dân lao động, tình cảnh tội nghiệp của trẻ con phải lo toan làm lụng kiếm ăn; mặt khác ca ngợi đức tính cô gái tên Liên cần cù, tiết kiệm, giàu lòng thương người...Nguyên nhân dẫn đến những kết luận vừa dẫn chính là do phương diện quan trọng nhất của hình tượng đã bị bỏ quên, đấy chính là đời sống nội tâm của nhân vật. Sách giáo khoa Văn học 11 cải cách và đổi mới giáo dục đã khắc phục hạn chế của cách tiếp cận đó, bằng cách hướng học sinh đến khám phá diến biến tâm trạng của nhân vật Liên, qua hai câu hỏi mà chúng ta đã dẫn, sau đó mới yêu cầu học sinh khái quát: “Tư tưởng Thạch Lam muốn phát biểu qua tác phẩm?”. Định hướng của sách giáo khoa sẽ giúp học sinh phát hiện ra tư tưởng cơ bản của tác phẩm; đấy là niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn trước số phận nhỏ nhoi, bế tắc của kiếp người vô danh, vô nghĩa cũng như lòng đồng cảm với những ước mơ, hi vọng dù mơ hồ của họ về một tương lai tươi sáng.
   Tương tự như thế, với những câu hỏi thiên về khai thác sự thức tỉnh lương tri của Chí Phèo và những bi kịch đau đớn sau khi thức tỉnh, sách giáo khoa giúp học sinh đánh giá thỏa đáng giá trị nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của tác phẩm, bên cạnh giá trị hiện thực của nó, đấy là niềm tin tưởng sâu sắc của nhà văn vào lương tri của người dân lao động dù họ đã bị đẩy vào tấn bi kịch chua xót, thảm khốc nhất.
   Chúng ta có thể lấy thêm dẫn chứng về truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, tác phẩm này cũng được tuyển vào sách giáo khoa thời chống Mỹ. Nhưng ở cuốn sách giáo khoa này bắt đầu bằng yêu cầu phân tích khá nhiều nhân vật như : Mị, A Phủ, A Châu, thống lí Pá Tra, A Sử và sau đó yêu cầu học sinh khái quát những chủ đề cơ bản của tác phẩm do sách giáo khoa đã định hướng trước (chủ yếu là những chủ đề chính trị). Cũng lưu ý thêm rằng, sách giáo khoa tuyển toàn bộ tác phẩm này để dạy cho học sinh. Ngược lại, sách giáo khoa đổi mới và cải cách giáo dục dành hai câu hỏi để phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và trước lúc cắt dây trói cứu A Phủ và một câu hỏi hướng dẫn phân tích nhân vật A Phủ. Câu hỏi cuối cùng yêu cầu học sinh phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Như thế, giá trị nhân đạo sâu sắc nhất mà sách giáo khoa muốn học sinh chiếm lĩnh đấy chính là sự ca ngợi sức sống tiềm tàng của Mị nói riêng và của người phụ nữ miền núi nói chung, dù bị đè nén, đầy đọa trong địa ngục trần gian nhưng không thể tiêu diệt được khát vọng hạnh phúc, tình yêu thương, khát vọng tự do và sức sống mãnh liệt của họ.
   Có thể khẳng định rằng định hướng học sinh tìm hiểu những phương diện, những mặt sống động nhất của nhân vật, tạo thành linh hồn của nó chính là cơ sở để học sinh chiếm lĩnh giá trị nhân văn sâu sắc nhất của tác phẩm.
   Những yếu tố gây hứng thú thẩm mỹ cao nhất trong tác phẩm còn bao hàm các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng một cách đắc địa, thể hiện rõ tài năng nghệ thuật của nhà văn. Khảo sát sách giáo khoa, chúng ta thấy, ngoại trừ những tác phẩm viết bằng chữ Hán và các tác phẩm văn học nước ngoài, gần như đối với bất cứ một tác phẩm nào, sách giáo khoa cũng yêu cầu học sinh phân tích giá trị nghệ thuật của nó. Có thể kể tới các thủ pháp nghệ thuật ngôn từ như các biện pháp tu từ, giọng điệu, âm điệu, nhạc điệu của tác phẩm; nghệ thuật kết cấu như tình huống truyện, cách trần thuật…; nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật như miêu tả ngoại hình, hành động, nội tâm, các thủ pháp: ước lệ, tượng trưng, tả cảnh ngụ tình, độc thoại nội tâm, dựng đối thoại…Tuy nhiên, vấn đề không phải nêu yêu cầu phân tích nghệ thuật một cách chung chung mà phải định hướng để học sinh thấy được đặc sắc nghệ thuật riêng của một tác phẩm; hơn thế, còn phải, hướng dẫn học sinh làm rõ, các thủ pháp nghệ thuật đó đã làm cho nội dung trở nên sâu sắc, tinh tế như thế nào. Nghĩa là, phải thấy được sự thống nhất giữa nội dung và hinh thức, hay qua hình thức để tìm hiểu nội dung. Có thể nói, sách giáo khoa đã đảm bảo tối đa những định hướng cơ bản này. Chúng tôi dẫn ra đây một số dẫn chứng tiêu biểu:
   - Đặc điểm nghệ thuật của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc này là gì? (Chú ý đến kết cấu bài văn; đến tính chất trữ tình của nó thể hiện trước hết ở giọng điệu, ở cảm xúc; đến khả năng tự sự và tạo hình trong đó có nghệ thuật tương phản: tương phản giữa điều kiện chiến đấu và tinh thần, khí thế chiến đấu của người chiến sĩ, tương phản giữa người chiến sĩ tay không chống giặc với lũ giặc có “tàu thiếc tàu đồng súng nổ”; đến việc sử dụng ngôn ngữ có tính chất nhân dân và sự thay đổi phần nào phong cách ngôn ngữ giữa phần thích thực và phần ai vãn). (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu, Văn học 11, T1, Tr. 36)
   - Để diễn đạt sự chia li đôi ngã giữa kẻ ở người đi Nguyễn Du đã sử dụng cặp đại từ nhân xưng, hình ảnh thời gian và không gian cũng như cách ngắt nhịp có tính chất đối ngẫu như thế nào? (Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều, Văn học 10, T1, Tr. 166)
   - Truyện ngắn Vợ nhặt đã dựng lên một tình huống đặc biệt: vui mà tội nghiệp, mừng mà vừa tủi vừa lo. Hãy phân tích cụ thể tình huống ấy. Tình huống này đã làm nổi bật như thế nào số phận bi thảm của người nông dân trước cách mạng tháng Tám, niềm khao khát tổ ấm gia đình của họ, và sự gắn bó tự nhiên của họ với cách mạng tháng Tám 1945? (Vợ nhặt, Văn học 12, T1, Tr. 122). Theo thống kê...
   Như thế, những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm chẳng những giúp học sinh rõ được tài nghệ của nhà văn, mà còn khiến cho các em nhận thấy sự sâu sắc, tinh tế trong nội dung của tác phẩm ; chẳng những khiến các em cảm thấy hay, rung cảm mà còn lý giải được, hiểu được nguyên nhân của nó, từ đó sự tiếp nhận càng trở nên toàn vẹn hơn.
   Ở một góc nhìn khác, khai thác các yếu tố gây hứng thú cao nhất cả tác phẩm chẳng những là “chìa khóa” để khám phá tác phẩm mà còn là giải pháp để giải quyết mâu thuẫn giữa việc tuyển nhiều tác phẩm vào chương trình nhưng thời gian dạy học lại có hạn. Chúng ta thấy một thực tế là khá nhiều bài thơ dài trong sách giáo khoa chỉ được giảng dạy trong thời gian 1 tiết. Ví dụ, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, Đất nước của Nguyến Đình Thi, Các vị la Hán chùa Tây Phương của Huy Cận, Việt Bắc của Tố Hữu... Và các truyện ngắn rất dài khác chỉ được dạy trong hai tiết như: Vợ chồng A phủ của Tô Hoài, Vợ nhặt của Kim Lân, mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu…Vì thế, để giải quyết mâu thuẫn này thì giáo viên tất phải hướng dẫn học sinh tập trung khám phá vào các yếu tố trọng tâm, trọng diểm của tác phẩm. Có thể thấy đây là một điểm đặc thù về quan niệm dạy học tác phẩm văn chương của chương trình và sách giáo khoa cải cách và đổi mới.
   Tóm lại, tập trung khai thác những yếu tố gây hứng thú thẩm mỹ cao nhất trong tác phẩm là quan niệm dạy học độc đáo của chương trình và sách giáo khoa cải cách và đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, như đã nói, tập trung vào các yếu tố này không đồng nghĩa với việc cô lập chúng ; sự trình bày của chúng ta cũng cho thấy rõ, sách giáo khoa luôn bảo đảm sự liên lạc giữa chúng với toàn bộ tác phẩm.  Khám phá các yếu tố gây hứng thú cao nhất của tác phẩm là phù hợp với quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn học ; nó giúp cho học sinh chiếm lĩnh có hiệu quả các giá trị phong phú của tác phẩm, từ đó có thể phát triển năng lực thẩm mỹ cũng như sự phát triển hài hòa nhân cách cá nhân.

Lựa chọn hệ thống câu hỏi trong giờ giảng văn để phát huy tư duy sáng tạo của học sinh


Trong bộ môn Ngữ văn (cách gọi cũ là Văn - tiếng Việt), giờ giảng văn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Giờ giảng văn giúp HS cảm thụ và phân tích được tác phẩm văn chương, rèn luyện năng lực thẩm mỹ và năng lực tư duy. Năng lực thẩm mỹ còn tuỳ thuộc vào yếu tố năng khiếu của HS, còn năng lực tư duy là một yêu cầu có tính phổ biến trong dạy học văn.
Trong bộ môn Ngữ văn (cách gọi cũ là Văn - tiếng Việt), giờ giảng văn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Giờ giảng văn giúp HS cảm thụ và phân tích được tác phẩm văn chương, rèn luyện năng lực thẩm mỹ và năng lực tư duy. Năng lực thẩm mỹ còn tuỳ thuộc vào yếu tố năng khiếu của HS, còn năng lực tư duy là một yêu cầu có tính phổ biến trong dạy học văn. Tác phẩm văn chương là một bức tranh phản ánh đầy đủ và sinh động hiện thực cuộc sống xung quanh chúng ta. Mỗi người có một cách cảm nhận riêng về tác phẩm văn học mà mình được tiếp xúc. Học sinh khi tiếp xúc với tác phẩm văn chương, được học trong nhà trường cũng vậy. Vì thế, trong giờ giảng văn cần phát huy hết năng lực tư duy, khả năng tìm tòi phát hiện cảm nhận theo những suy nghĩ riêng của HS. Như vậy, tác phẩm văn học sẽ trở thành đối tượng của thầy trò trong quá trình dạy học. Hiện nay phương pháp giảng dạy tích cực theo quan điểm “Lấy học sinh làm trung tâm” đã được đưa vào ứng dụng. Trong hoạt động dạy học nói chung, trong giờ giảng văn nói riêng với phương pháp này thì phải có sự tác động qua lại giữa giáo viên và HS. Để phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập thì người giáo viên có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo hoạt động của trò. Trò phải là chủ thể tự giác tích cực trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Để giờ học tác phẩm văn chương trở nên sinh động, vai trò của học trò trong giờ học được khẳng định và mối liên hệ qua lại thường xuyên giữa thầy và trò được duy trì thì không thể thiếu hệ thống câu hỏi. Lý luận dạy học đã có nhiều công trình nghiên cứu được áp dụng trong quá trình giảng dạy văn học đem lại hiệu quả cao. Trong các công trình đó các nhà nghiên cứu cũng đều chú trọng đến phương pháp gợi mở mà trong đó câu hỏi được sử dụng như một liệu pháp chính để phát huy tư duy của HS. Trong quá trình giảng dạy, tuỳ vào điều kiện thực tế, tuỳ cách sáng tạo của mỗi giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi và tiến hành thực hiên cách hỏi nhằm định hướng và tổ chức điều khiển hoạt động của học sinh trong giờ giảng văn. Nhưng việc sử dụng câu hỏi như thế nào trong giờ giảng văn để đem lại hiệu quả cao đó là điều mà giáo viên dạy văn cần trăn trở và suy nghĩ. Qua tìm hiểu thực tế giảng dạy ở nhà trường và một số trường THPT trong tỉnh, tôi thấy rằng cách đặt câu hỏi trong giờ dạy tác phẩm văn chương vẫn còn tồn tại những hạn chế. Giáo viên quá ham kiến thức nên không còn thời gian đặt câu hỏi, hoặc nếu có thì lượng câu hỏi đưa ra ít ỏi không tương ứng với phần thuyết trình. Ngược lại có trường hợp giáo viên nêu câu hỏi nhiều nhưng chưa tập trung hoặc chưa có hệ thống, câu hỏi còn thiếu sự phát huy sáng tạo của học sinh. Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm trong việc lựa chọn hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tư duy, sáng tạo của học sinh như sau: I. Yêu cầu của các loại câu hỏi: - Câu hỏi phải gợi mở để tìm tòi vấn đề, phải đạt được mục đích kích thích sự cảm thụ của học sinh với tác phẩm, phải gây được những phản ứng bên trong của HS. Không nên đưa những dạng câu hỏi mà chỉ yêu cầu HS trả lời có hoặc không. Ví dụ: Khi giảng tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, chúng ta không nên đặt những câu hỏi như: Đọc xong tác phẩm, em thấy Chí Phèo có phải là một tên lưu manh không? mà chúng ta phải đặt những câu hỏi giúp HS tìm những chi tiết cho thấy quá trình lưu manh hoá của Chí như thế nào? Vì sao Chí biến mình thành một kẻ lưu manh như vậy?… - Câu hỏi phải tác động đến cảm xúc và rung động thẩm mỹ, đặc biệt là tác động đến trực giác của HS. Ở dạng câu hỏi này GV phải biết chọn lựa những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, có tác dụng thẫm mỹ cao. Ví dụ: Cách sử dụng các từ láy ở 2 câu thơ sau trong bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu gợi tả được điều gì? Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều Ở câu hỏi này GV giúp HS phân tích để thấy được cái vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên có đường nét dịu dàng uyển chuyển. Các từ láy trong hai câu thơ làm nổi bật cảnh vật như lảo đảo, buổi chiều đang ở trong ánh nắng thay màu, mùa thu rung động nhẹ nhàng trong nắng, trong gió. Để có được bức tranh thiên nhiên như vậy nhà thơ của chúng ta cũng phải đắm say trong vẻ đẹp của chiều thu. - Câu hỏi phải hướng vào thao tác tư duy: Phân tích, tổng hợp, khái quát. Cần có những câu hỏi nhỏ gợi ý, tạo điều kiện để HS nhận ra yêu cầu và trả lời được. VD: Khi dạy bài “Giải đi sớm” của Hồ Chí Minh - bài I, chúng ta có thể đặt câu hỏi: “hành trình chuyển lao của Bác được phản ánh như thế nào qua bài thơ?” Để hiểu rõ được câu hỏi này GV phải gợi mở cho HS tìm hiểu về: thời gian, không gian chuyển lao; người bị giải lao đi trong tâm thế như thế nào…từ đó đi đến kết luận tuy hành trình gặp muôn vàn gian khó nhưng người bị giải lao không còn là hình ảnh của một tù nhân trong một cuộc chuyển lao mà là hình ảnh của một chiến sĩ kiên cường lên đường vì nghĩa lớn. - Phải có câu hỏi then chốt, trọng tâm với mục đích yêu cầu của bài giảng, tránh đưa ra những câu hỏi chung chung mơ hồ, vụn vặt. - Hệ thống câu hỏi phải được sắp đặt hợp lý, được xác định phù hợp với đối tượng và phân loại đối tượng. Tóm lại, yêu cầu của câu hỏi trong giờ giảng văn phải vừa tạo ra sự kích thích, vừa tác động đến nhận thức, tư duy của HS. Việc đưa ra câu hỏi phải căn cứ vào nội dung bài học, vào đối tượng HS, vào điều kiện khách quan… để có cách đặt câu hỏi, cách lựa chọn hình thức câu hỏi và sử dụng lượng câu hỏi thích hợp. II. Các dạng câu hỏi sử dụng trong giờ giảng văn. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức của HS, kết hợp phương pháp dạy học, có thể phân ra các loại câu hỏi sau: 1. Câu hỏi tái hiện GV đặt ra những câu hỏi chỉ yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Loại câu hỏi này giúp HS tái hiện thế giới nghệ thuật của tác phẩm như: Các hình ảnh, hình tượng, chi tiết nghệ thuật, nhân vật, bức tranh đời sống qua sự phản ảnh…Các câu hỏi này có khả năng khơi dậy sự liên tưởng, tưởng tượng trong quá trình tiếp nhận ở HS. Đó là một biện pháp được sử dụng khi cần đặt mối liên hệ giữa kiến thức đã học với kiến thức sắp học, hoặc củng cố kiến thức vừa mới học. Ví dụ: - Giảng bài “Vợ nhặt” của Kim Lân (văn 12 tập 1), GV có thể hỏi: Bức tranh nạn đói năm Ất dậu 1945 được nhà văn miêu tả qua các chi tiết đặc sắc nào trong tác phẩm? Hãy tái hiện lại bức tranh đó và cho biết cảm nghĩ của bản thân? - Sau khi HS điểm qua một vài chi tiết như: Cả xóm ngụ cư tối sầm vì đói rét, bóng người xanh xám, người chết như ngã rạ, thây nằm còng queo…GV hướng dẫn HS phân tích cái hay của các chi tiết trên và cho các em liên hệ một số tác phẩm khác để tái hiện lại nạn đói năm 1945. 2.Câu hỏi yêu cầu giải thích, minh hoạ. Loại câu hỏi này nhằm mục đích làm sáng tỏ một khái niệm, đề tài nào đó. Giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để giúp HS dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này được áp dụng có hiệu quả trong một số trường hợp như khi GV biểu diễn phương tiện trực quan (băng ghi hình, phim đèn chiếu, phim điện ảnh) Ví dụ: - Khi giảng bài Thơ duyên của Xuân Diệu (sách văn học 11 tập 1) GV cho HS giải thích tựa đề của bài thơ ( người và cảnh giao hoà với nhau một cách tự nhiên và thật đẹp - thơ để làm duyên, để bắc cầu đến tình yêu) - Khi dạy bài Chí Phèo của Nam Cao, ở phần quá trình thức tỉnh lương tâm của Chí có đoạn đề cập đến nhân vật Thị Nở, giáo viên có thể đặt câu hỏi cho HS tìm hiểu về nhân vật này thông qua bức tranh tư liệu lấy từ bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy như sau: Em có nhận xét gì về ngoại hình của nhân vật này? 3. Câu hỏi tìm tòi (vấn đáp phát hiện) Đây là loại câu hỏi trọng tâm nhất trong một giờ học văn. Sự cảm thụ tác phẩm của HS phải qua con đường của nhận thức. Để HS nắm bắt chính xác tác phẩm, chúng ta phải đặt những câu hỏi khơi dậy tư duy ở các em. GV tổ chức việc trao đổi ý kiến - kể cả tranh luận - giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, thông qua đó HS nắm được tri thức mới. Hệ thống câu hỏi được sắp đặt hợp lý nhằm phát hiện, đặt ra và giải quyết một vấn đề xác định, buộc HS phải liên tục cố gắng, tìm tòi lời giải đáp. Trong vấn đáp tìm tòi, hệ thống câu hỏi của GV giữ vai trò chỉ đạo, quyết định chất lượng lĩnh hội của lớp học.Trật tự logic của các câu hỏi hướng dẫn HS từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, quy luật của hiện tượng, kích thích tính tích cực tìm tòi, sự ham muốn hiểu biết. Ở đây GV là người tổ chức sự tìm tòi còn HS là người tự lực phát hiện kiến thức mới, vì vậy kết thúc cuộc đàm thoại HS có được niềm vui của sự khám phá, vừa nắm được kiến thức mới, vừa nắm được cách thức đi tới kiến thức đó, trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy. Cuối đoạn đàm thoại, GV cần biết vận dụng các ý kiến của HS để kết luận vấn đề đặt ra, dĩ nhiên là có bổ sung, chỉnh lí khi cần thiết. Làm được như vậy, HS càng hứng thú, tự tin vì thấy trong kết luận của thầy có phần đóng góp ý kiến của mình. Để HS tìm tòi được kiến thức , GV có thể đưa ra nhiều dạng câu hỏi khác nhau: 3.1. Câu hỏi nêu vấn đề: Câu hỏi nêu vấn đề có liên quan chặt chẽ đến vấn đề và tình huống có vấn đề. Loại câu hỏi này phải làm rõ được vấn đề tiềm ẩn trong tác phẩm, phải gây hứng thú nhận thức cho học sinh và phải động viên, khuyến khích học sinh giải quyết vấn đề đã nêu. Trong nhiều trường hợp khi đã xác định được vấn đề, nhờ câu hỏi (tuỳ thuộc vấn đề đơn giản hay phức tạp) mà GV tạo được tình huống có vấn đề, tức là xác định được cái chưa biết, cuốn hút sự quan tâm của HS và tiên lượng trước khả năng giải quyết vấn đề của các em. Ở loại câu hỏi này có thể có nhiều tình huống khác nhau 3.1.1. Đối với tình huống lựa chọn: Là tình huống xuất hiện khi có nhiều ý kiến khác nhau về một vấn đề buộc ta phải lựa chọn cách giải quyết hợp lý nhất, tối ưu nhất. Ví dụ: Khi giảng bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử (Văn 11 tập 1), GV có thể hỏi: Có người cho rằng đây là bài thơ miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên thôn Vĩ? Có người cho rằng bài thơ là tình yêu thầm kín giữa Hàn Mặc tử với Hoàng Cúc? Có người lại cho rằng thôn Vĩ là cái cớ để nhà thơ bộc lộ tâm trạng của mình? Em tán thành ý kiến nào? Vì sao? Câu hỏi này đặt ra khi phân tích khổ cuối của bài thơ. Để giúp HS giải quyết được câu hỏi trên, GV có thể gợi mở giúp cho HS thấy được tín hiệu quan trọng nhất của bài thơ nằm ở hai chữ “ở đây” trong câu thơ Ở đây sương khói mờ nhân ảnh. Từ tín hiệu đó, tìm ra hệ thống ký hiệu - kết cấu: trong này - ngoài kia. Hàn Mặc tử đã đứng ở thế giới bị cách ly, ở “lãnh cung” mờ mờ nhân ảnh để nhìn ra thế giới bên ngoài và khát khao trở lại trong niềm vui tuyệt vọng. Thi sĩ tìm đến vườn đẹp, trăng đẹp, người đẹp. Không tìm được vẻ đẹp này thì lại gắng gượng tìm vẻ đẹp khác…cứ thế thành một hành trình tâm trạng: kiếm tìm - thất vọng - rồi lại tìm kiếm… 3.1.2. Đối với tình huống mâu thuẫn: Là tình huống không phù hợp giữa hình thức và nội dung, giữa nội dung này và nội dung khác hoặc giữa hình thức với hình thức trong một chỉnh thể tác phẩm văn học. Rộng hơn có thể có cả mâu thuẫn trong cách đánh giá và tiếp nhận tác phẩm văn học đó. Ví dụ: Khi giảng bài Thương vợ của Tú Xương GV có thể đặt tình huống mâu thuẫn như sau: Ấn tượng 2 câu kết của bài thơ là một tiếng chửi, theo mạch văn thì đó là tiếng chửi của ai? Trên thực tế thì có đúng không? Ý nghĩa của tiếng chửi này là gì? Như chúng ta biết, theo mạch văn thì đây là lời bà Tú. Bà Tú chửi, cũng là trách “thói đời”, con người bạc bẽo, lừa lọc, ông chồng “hờ hững” vô tình. Có thể đấy là chút tâm sự riêng thầm kín của người phụ nữ trải qua nhiều gian truân, vất vả lúc bực bội trách cứ người này, người khác. Song ta biết bà vốn là người đoan trang khiêm nhường nên tiếng chửi kia không phải là lời trực tiếp của bà mà chính là một cách Tú Xương bông đùa, trào lộng để tự phê phán mình, tự trách mình từng làm khổ vợ, từng “hờ hững”, vô tình, vô tâm với vợ. Thấu hiểu được nỗi lòng của vợ như vậy mới thấy được ông thương vợ biết nhường nào. 3.1.3. Đối với tình huống bất ngờ: Là tình huống được tạo ra bằng các sự kiện bất ngờ hoặc bất bình thường. Bản thân tình huống này đã chứa đựng yếu tố lý thú và gây hưng phấn cho HS. Ví dụ: Khi giảng bài Thề non nước của Tản Đà, phân tích 2 câu cuối của bài, GV có thể đặt tình huống như sau: Tại sao tác giả không dùng từ “trăm năm” thay cho “Nghìn năm” trong câu thơ “Nghìn năm giao ước kết đôi” để đúng với lời thề giữa hai người với nhau, với giới hạn “trăm năm trong cõi người ta” (như phân tích trên là lời thề, lời tâm tình giữa non và nước)? Từ đó GV hướng dẫn HS phân tích để thấy được đủ cơ sở để hiểu đây chính là lời thề với nước non và suy ra lòng yêu nước, yêu Tổ quốc một cách kín đáo của tác giả. 3.1.4. Đối với tình huống phản bác: Tình huống này nảy sinh khi phải tranh luận, đấu tranh với những đánh giá, những nhận định hoặc quan điểm sai lệch. Ví dụ: Khi giảng bài Thề non nước của Tản Đà, nhận xét về cách ngắt nhịp của câu “Non cao tuổi vẫn chưa già” GV có thể đặt tình huống: có người cho rằng câu thơ ngắt theo nhịp 2/4 và giải thích non tuy đã cao nhưng tuổi vẫn chưa già, ý kiến em thế nào? Từ đó cho HS thảo luận và hướng HS đi đến kết luận nhận xét như vậy là sai mà phải ngắt nhịp theo 3/3 (mặc dù tuổi đã cao - chờ đợi đến héo mòn – nhưng tâm hồn, tình tri kỷ, nỗi lòng non nhớ nước vẫn như xưa …) 3.1.5. Đối với tình huống giả định: Ví dụ: Khi giảng bài Thương vợ của Tú Xương GV có thể đặt tình huống giả định như sau: Em thử dùng các từ gần nghĩa với từ mom sông để thay thế từ này trong câu thơ “Quanh năm buôn bán ở mom sông” và so sánh tác dụng của nó với khi dùng từ mom sông trong câu thơ trên? (chẳng hạn một trong các từ ven sông, bờ sông, bên sông). 3.2. Câu hỏi cần được phân tích, nhận xét, đánh giá: Sau khi nêu ra các câu hỏi tái hiện, chúng ta phải đặt những câu hỏi để tìm ra những lý do: Tại sao tác giả lại xây dựng, sử dụng những hình ảnh, hình tượng, chi tiết nghệ thuật đó? Ý nghĩa của vấn đề? Loại câu hỏi này giúp HS biết phân tích, đánh giá và khái quát những vấn đề quy tụ vào những đặc trưng về hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng của tác phẩm. Ví dụ: - Khi giảng bài Chí Phèo của Nam cao (Văn 11 tập 1), GV có thể hỏi: Tại sao Nam Cao đã không mở đầu tác phẩm của mình bằng sự kiện Chí ra đời ở cái lò gạch cũ mà mở đầu bằng hình ảnh của sự tha hoá - Chí uống rượu say vừa đi vừa chửi? Hãy phân tích tiếng chửi đó. Đối với loại câu hỏi này GV hướng dẫn HS tìm hiểu đối tượng của tiếng chửi. Đối tượng của tiếng chửi được thu hẹp dần: từ chửi trời, chửi đời, chửi làng Vũ Đại và cuối cùng là chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn. Phân tích dấu hiệu văn bản, ta nhận thấy sau mỗi câu diễn tả tiếng chửi hướng tới một đối tượng Nam Cao đều viết những lời bình phẩm. Những lời bình phẩm đó thể hiện ý thức, thái độ của dân làng Vũ Đại và của cả Chí Phèo. Dù viết dưới hình thức nào thì tất cả các câu đều có ngữ điệu khẳng định một sự thật không hề bàn cãi. Nhưng duy nhất sau lần miêu tả Chí Phèo chửi “đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn” thì Nam Cao dùng câu văn đầy chất nghi vấn “Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này?”, “Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo?”. Cả hai câu trên đều thể hiện ý thức, sự băn khoăn pha lẫn tức giận của dân làng Vũ Đại cũng như của Chí về vấn đề: đứa chết mẹ nào đẻ ra Chí. Khi hắn còn là đứa trẻ tím ngắt trong cái váy đụp thì người ta chỉ hỏi “ai là người đẻ ra đứa trẻ ấy?”. Còn khi hắn uống rượu, vừa đi vừa chửi thì câu hỏi của dân làng Vũ Đại sẽ là “đứa chết mẹ nào đẻ ra thằng quỹ dữ, thằng khốn nạn đó…?” Lúc này, vấn đề đặt ra không chỉ là “ai đã sinh thành” mà còn là “ai đã nuôi dưỡng nên một tính cách như thế”. Kết cấu đảo lộn trật tự thời gian (xét trên toàn bộ tác phẩm) và kết cấu thu hẹp dần đối tượng trong tiếng chửi cùng với việc thay đổi ngữ điệu bình phẩm sau mỗi đối tượng chửi đã dẫn dụ người đọc vào một sự truy tìm, lý giải nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện một gã Chí Phèo tha hoá. Rõ ràng đây chính là tín hiệu chỉ đường vào tác phẩm của nhà văn. - Khi giảng bài “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu (Văn 12 tập 1), GV có thể hỏi: Trong khung cảnh đêm chiến tranh ác liệt việc tác giả tập trung đặc tả hình ảnh cô Nguyệt đẹp cả về hình thức lẫn tâm hồn co ý nghĩa gì? 3.3.Câu hỏi yêu cầu có sự so sánh đối chiếu; Sự so sánh đối chiếu là một hình thức của thao tác phân tích trong tư duy. Qua việc so sánh đối chiếu HS có thể nhận ra những nét độc đáo, những ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm. Các loại câu hỏi đưa ra có thể là để so sánh các hình ảnh chi tiết trong tác phẩm hoặc với các tác phẩm khác. Ví dụ: - Khi dạy bài Chí Phèo của Nam cao (văn 11 tập 1),GV có thể hỏi: Em hãy so sánh hình tượng nhân vật Chí Phèo với hình tượng nhân vật Chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố (văn 9 tập 2), từ đó chỉ ra những phát hiện độc đáo của Nam Cao khi miêu tả hình tượng của người nông dân trước cách mạng? 3.4. Câu hỏi ứng dụng và liên hệ. Loại câu hỏi này giúp HS chuyển nhận từ nhận thức về tác phẩm ở bên ngoài vào trong. Để trả lời câu hỏi này, HS phải tự liên hệ với thực tế và bản thân để tìm ra hướng giải quyết thích hợp theo sự cảm thụ của mình. Các loại câu hỏi này có thể là: Cho biết tác dụng từ việc đọc tác phẩm đến tình cảm thái độ nhận thức của em? Theo em, tác phẩm này có tác dụng như thế nào đối với đời sống? Tác phẩm có đóng góp gì đối với nền văn học?... Ví dụ: - Giảng bài “Chí Phèo” của Nam Cao (Văn 11-tập 1), GV có thể hỏi: Thái độ của em đối với nhân vật Chí Phèo như thế nào? (hoặc ấn tượng của em về nhân vật Chí Phèo). Nam Cao đã có đóng góp gì nổi bật về nghệ thuật kể chuyện và xây dựng nhân vật? III. Những kinh nghiệm trong việc lựa chọn hệ thống câu hỏi trong giờ giảng văn để phát huy tư duy sáng tạo của học sinh. 1. Đối với giáo viên: - Phải nắm vững nội dung bài giảng và trọng tâm bài dạy để đặt câu hỏi hướng vào nội dung bài học. Việc đặt câu hỏi phải phù hợp với từng đối tượng học sinh cụ thể, từng lớp học, từng điều kiện có thể có. Tránh đặt câu hỏi máy móc, tránh lạm dụng trong việc đặt câu hỏi để rơi vào tình trạng dạy học hỏi đáp máy mọc đơn điệu. - Việc đặt câu hỏi phải phù hợp với phương pháp giảng dạy mà mình đã lựa chọn: Nêu vấn đề, đàm thoại, giảng bình…và lượng câu hỏi phải hết sức hợp lí. Nội dung câu hỏi phải đảm bảo các yêu cầu về cung cấp kiến thức; rèn luyện kĩ năng; giáo dục tư tưởng, nhân cách ở học sinh. - Điều quan trọng nhất đối với giáo viên là khâu soạn giáo án. Để giáo án có chất lượng phải có hệ thống câu hỏi chuẩn, hợp lí. Các câu hỏi trọng tâm của bài giảng phải cho học sinh nắm trước trong câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà. 2.Đối với học sinh: - Khâu soạn bài: HS đọc tác phẩm, chuẩn bị bài theo câu hỏi mà giáo viên đã cho, đã hướng dẫn. Tuỳ loại câu hỏi và nội dung, yêu cầu mỗi câu hỏi, GV phân công học sinh chuẩn bị theo tổ, theo nhóm, hoặc theo cá nhân. - Tham gia xây dựng bài: Động viên khích lệ HS bằng điểm số khi các em tham gia xây dựng bài. Tạo không khí đối thoại thoải mái trong tiết học giữa thầy và trò để phát huy tư duy sáng tạo của HS. Hứng thú học tập là ngọn nguồn giúp cho HS cảm thụ sâu sắc giá trị của đời sống văn hoá nhân loại. Phát huy trí lực, chú trọng tới hứng thú học tập của HS là hướng đi tích cực của phương pháp dạy học văn hiện nay. Tuy nhiên, để biến những lý luận trên thành hiện thực đòi hỏi người thầy ngoài tri thức khoa học cần phải có lòng yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo và phải có thêm niềm tin vào HS. T.H