dayhocvan.blogspot.com

dayhocvan.blogspot.com

dayhocvan.blogspot.com
dayhocvan.blogspot.com

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Một số đề thi học sinh giỏi quốc gia môn văn + đề thi thử

Câu 1 (8,0 điểm):

Suy nghĩ của anh/chị về cái danh và cái thực của con người trong cuộc sống.
Câu 2 (12,0 điểm):

Thơ nữ viết về tình yêu thường thể hiện sâu sắc bản lĩnh và ý thức về hạnh phúc của chính người phụ nữ.

Hãy phân tích, so sánh bài thơ "Tự tình" (bài II) của Hồ Xuân Hương và "Sóng" của Xuân Quỳnh để làm rõ nét chung và nét riêng trong tâm sự tình yêu của hai nữ tác giả ở hai thời đại khác nhau.
Tự tình
(Bài II)
Hồ Xuân HươngĐêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn
Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.

(Theo Ngữ Văn 11, Nâng cao, Tập Một, NXB Giáo dục, 2007, tr.44)
Sóng

Xuân Quỳnh

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương

Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.

Biển Diêm Điền, 29-12-1967
Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM 2003
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
Bảng A
Đề bài: Bàn về truyện cổ tích và ca dao, có ý kiến cho rằng:
"Các nhà văn học được văn trong truyện cổ tích và học được thơ trong ca dao" (Đỗ Bình Trị, Phân tích tác phẩm văn học dân gian, NXB Giáo dục , Hà Nội, 1995, trang 111)
Anh, chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?



Bảng B
Đề bài: Nguyễn Đình Thi đã nhận định về thơ Tố Hữu:
"Trọn đời, Tố Hữu là một chiến sĩ cách mạng làm thơ và là nhà thơ của cách mạng(...)Và trong lửa của thơ anh, có biết bao thương yêu dịu dàng đối với đất nước quê hương và những con người của đất nước quê hương. Từ cuộc sống hiện đại, thơ anh ngày càng bắt nguồn trở lại vào hồn thơ cổ điển của dân tộc." (Báo Văn nghệ, số 50 (2239), ra ngày 14/12/2002)
Anh, chị suy nghĩ như thế nào về nhận định trên đây?
Hãy liên hệ với một số bài thơ của Tố Hữu để làm sáng tỏ vấn đề.
ĐỀ THI CHÍNH THỨC





Câu 1 8đ)
Trong việc nhận thức,F.Ăng-ghen có phương châm:"Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn nghi ngờ nó suốt đời",C.Mác thì thích câu châm ngôn:"Hoài nghi tất cả".
Anh /chị hiểu thế nào về những ý tưởng trên?

Câu2 6đ)
Có ý kiến cho rằng khi tác phẩm kết thúc,ấy là lúc cuộc sống của nó mới thực sự bắt đầu.
Anh/Chị hãy bình luận ý kiến đó.

Câu3 6đ)
Cảm nhận của anh /chị về đoạn văn sau đây trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam:
"Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi,thưa vắng người và hình như kém sáng hơn.Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng.Hà Nội xa xăm ,Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo.Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua .Môt thế giới khác hẳn,đối với Liên,khác hẳn các vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu.Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh,đêm của đất quê,và ngoài kia,đồng ruộng mênh mang và yên lặng."
(Sách văn học 11,tập một,NXB Giáo dục Hà Nội,2002,Tr.160)
Câu 1 8 điểm):Nhân vật Paven Cooc-sa-ghin trong tác phẩm "Thép đã tôi thế đấy" của nhà văn Xô viết N.Ô-xtơ-rôp-xki có nói:
" Cái quý nhất của con người ta là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần , phải sống sao cho khỏi ân hận vì những năm tháng đã sống hoài,sống phí,cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn kém của mình và để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời,sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người."
Quan niệm trên đã gợi cho em những suy nghĩ gì về lẽ sống của thanh niên chúng ta trong giai đoạn cách mạng hiên nay?


Câu 2(6điểm): Bình giảng khổ thơ sau trong bài "Tâm tư trong tù" của Tố Hữu:
" Ôi! Hôm nay sao nhựa sống tràn trề
Trong những tiếng nghe chừng quen thuộc quá!
Nghe gió xối trên cành cây ngọn lá
Nghe mênh mang sức khoẻ của trăm loài
Tôi mơ hồ nghe tất cả bên ngoài
Đang ríu rít giữa một trời rộng rãi
Đang hút mật của đời sây hoa trái
Hương tự do thơm ngát cả ngàn ngày..."
(Trích SGK Văn học 12 tập 1-NXB Giáo dục 2005)


Câu 3(6điểm): Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong tác phẩm "Mảnh trăng cuối rừng"(Nguyễn Minh Châu).
âu 1 (8 điểm): "Trên đời không gì vĩ đại bằng con người, trong con người không gì vĩ đại bằng trí tuệ."(A.Hamilton)
Câu nó trên gợi cho em những suy nghĩ gì về vai trò của trí tuệ đối với việc xây dựng đất nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay?


Câu 2(6 điểm): Tâm trạng trữ tình trong hai bài thơ:"Vội vàng"(Xuân Diệu) và "Mùa xuân nho nhỏ"(Thanh Hải).


Câu 3(6điểm):"Sách làm cho khắp trái đất,khắp thế giới tràn ngập nỗi buồn nhớ cái tốt đẹp hơn, và mỗi cuốn sách dường như đều là tâm hồn được ghi lại trên giấy bằng những dấu hiệu và những từ, những dấu hiệu và những từ ấy lập tức trở nên sống động ,hễ mắt tôi,trí tuệ tôi tiếp xúc với chúng."
(Trích"Tôi đã học tập như thế nào"-M.Gorgi-SGK Văn học 12-Tập 1-NXB Giáo dục 2005).
Câu nói trên bàn về vấn đề lí luận văn học nào đã học? Phân tích một vài tác phẩm mà em cho là thể hiện một cách đặc sắc vấn đề đó.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Kì thi chọn HSG Quốc gia
Lớp 12 THPT năm 2009
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: Văn
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 25/02/2009
(Đề thi có 2 trang, gồm 02 câu)

Câu 1 (8,0 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về cái danh và cái thực của con người trong cuộc sống.
Câu 2 (12,0 điểm)
Thơ nữ viết về tình yêu thường thể hiện sâu sắc bản lĩnh và ý thức về hạnh phúc của chính người phụ nữ.
Hãy phân tích, so sánh bài thơ Tự tình ( bài II) của Hồ Xuân Hương và Sóng của Xuân Quỳnh để làm rõ nét chung và nét riêng trong tâm sự tình yêu của hai nữ tác giả ở hai thời đại khác nhau.
I.                   PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Anh/chị hãy nêu những nét chính về tình cảm nhân đạo và bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.
Câu II (3,0 điểm)
Viết một văn bản ngắn( không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau của Nguyễn Hiến Lê:
“ Tự học là một nhu cầu của thời đại”
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Hình tượng anh bộ đội cụ Hồ qua đoạn thơ sau :
“…Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành …”
(Tây Tiến – Quang Dũng, SGK Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo Dục, 2008).
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau đây trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
( Theo Ngữ văn 12, tập một, sách giáo khoa chương trình nâng cao, NXB Giáo dục, trang 111)
-------------------------- Hết -----------------------------
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
SÓC TRĂNG Năm học 2008 – 2009
-----o0o----- ----------///----------
Đề chính thức
Môn : Ngữ văn – Lớp 12
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
_________________
Đề thi này có một trang

Câu 1: (6,0 điểm)
Trong một truyện ngắn, nhà văn A.P. Shê-Khốp đã xây dựng hình tượng nhân vật Bê-li-cốp để thể hiện một lọai người trong xã hội mà ông gọi là "người trong bao". Quan sát trong đời sống thực tế, phải chăng cũng có hiện tượng "người trong bao"? Ý kiến của anh/ chị đối với hiện tượng này như thế nào?

Câu 2: (6,0 điểm)
Nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
"Đóng bài thơ như cái cọc vào đời để chống nước trôi xuôi
Làm cho mọi người nghe được cái vô hình này: thời gian họ sống
Anh phải làm cho thời đại đến sớm hơn là nó đến
Anh phải là gió đưa hương, nhưng chính ra anh lại là hương"
(Trích Nghĩ về thơ, nghĩ về thơ, nghĩ in trong tập thơ "Đối thoại mới")
Qua những câu thơ trên anh/ chị có suy nghĩ gì về vai trò của văn học và nhà văn đối với cuộc sống?

Câu 3: (8,0 điểm)
Trong phần "tiểu dẫn" giới thiệu tác phẩm Giải đi sớm của Hồ Chí Minh, sách Ngữ văn 11 nâng cao, tập 2 có nhận định:
"Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất về tư tưởng, tài năng và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù" (Trang 79).
Anh/ chị hãy đọc kĩ bài thơ và viết một bài luận làm cho người đọc thấy rõ nhận định trên là hợp lí.
Giải đi sớm (Tảo giải)
Hồ Chí Minh
Phiên âm:
I
Nhất thứ kê đề dạ vị lan,
Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san;
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng,
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.
II
Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng,
U ám tàn dư tảo nhất không;
Noãn khí bao la toàn vũ trụ,
Hành nhân thi hứng hốt gia nồng.

Dịch thơ:
I
Gà gáy một lần đêm chửa tan,
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn;
Người đi cất bước trên đường thẳm,
Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.
II
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng,
Bóng tối đêm tàn quét sạch không;
Hơi ấm bao la toàn vũ trụ,
Người đi thi hứng bỗng thêm nồng.
(Nam Trân dịch)

------- HẾT -------
Câu 1 (8 điểm):
Hình ảnh bầu trời trong bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi.
Câu 2 (12 điểm):
Về một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 12 đã giúp anh (Chị) tin tưởng sâu sắc một điều: Con người có những lúc cô độc ghê gớm nhưng sự cô đơn không thể giết chết nổi một con người.
Câu 1:

Hãy cảm nhận cách khắc họa nhân vật ĐÀO trong tryện ngắn MÙA LẠC của NGYỄN KHẢI nhìn từ góc độ mẫu đàn bà phiêu dạt.

Câu 2:

Ở bài viết “Niềm vui sáng tạo” trong “Một mình với mùa thu”, khi bàn về những tình cảm mãnh liệt nung nấu trong tâm hồn của những con người gắn cuộc đời mình với sáng tạo văn chương, nhà văn đồng thời là nhà phê bình văn học Nga K. Pauxtôpxki đã cho rằng:
“Lo âu và mừng vui – hai tình cảm mạnh mẽ nhất ấy đã đi theo nhà văn trên suốt chặng đường”.

Hãy bình luận ý kiến trên.
BND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KÌ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
DỰ THI CẤP QUỐC GIA
Khoá ngày: 22/12/2008
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang, gồm 03 câu.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: (8,0 điểm)
“Nghệ thuật làm cho mọi người thích mình bắt đầu bằng nghệ thuật khen người khác. Lời khen không đúng vẫn thú vị hơn lời phê bình đúng.”
(Vôn-te, triết gia Pháp thế kỉ XVII)
Cho biết ý kiến của anh/chị về nhận xét trên.

Câu 2: (6,0 điểm)
Dựa vào những hiểu biết về thơ Tố Hữu, anh/chị hãy làm rõ tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ của tác giả này.

Câu 3: (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về khổ thơ sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập hai, NXBGD 2007, trang 39).
Đề thi học sinh giỏi 12
Môn: ngữ Văn
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)



Câu 1: (2 điểm)

Nhà văn Tô Hoài cho rằng: Truyện Đôi Mắt của Nam Cao là một tuyên ngôn nghệ thuật của lớp nhà văn “ tiền chiến” đi theo cách mạng. ý kiến của anh (chị) ?


Câu 2: (3 điểm)

Bình giảng đoạng thơ sau:
Ta muốn ôm:
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm,
cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!



Câu 3 ( 5 điểm)

Phân tích tính sử thi thể hiện trong truyện ngắn rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Sở GD&ĐT Nghệ An
 Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh
Năm học 2007-2008



Môn thi: Văn lớp 12 THPT- bảng a
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (6,0 điểm)
Anh (chị) hãy viết một bài luận với tiêu đề: Lợi ích của việc tự học.

Câu 2: (6,0 điểm)
Trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, nhân vật Tràng sau khi "nhặt" được vợ, trên đường cùng vợ về nhà:
"Hắn đi sát gần bên thị hơn, ngẫm nghĩ một lúc, chợt hắn giơ cái chai con vẫn cầm lăm lăm một bên tay lên khoe:
- Dầu tối thắp đây này.
- Sang nhỉ.
- Khá thôi. Hai hào đấy, đắt quá, cơ mà thôi chả cần.
- Hoang nó vừa vừa chứ."
(Văn học 12, Tập một, Phần Văn học Việt Nam, sách chỉnh lí năm 2000, trang 108)
Anh (chị) hãy phân tích chi tiết "Hai hào dầu" kể trên để thấy được chiều sâu tư tưởng nhân đạo của Kim Lân.

Câu 3: (8,0 điểm)
Anh (chị) hãy phân tích cái tôi trữ tình trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi, từ đó nêu lên một số đặc điểm cơ bản cái tôi trữ tình của thơ ca Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945.

…… Hết ………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH          KHÁNH HÒA                                            NĂM HỌC 2009-2010
          ------------------                                           ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­------------------------------
  ĐỀ THI CHÍNH THỨC                Môn thi:   NGỮ VĂN – THPT ( Bảng B )
Ngày thi:   06/04/2010
                                               ( Thời gian: 180 phút – không kể thời gian giao đề )
                                                          __________________________

  Câu I ( 4 điểm ) :
          Cảm nhận của anh ( chị ) về đoạn thơ sau đây trong bài “ Đây mùa thu tới ” của Xuân Diệu :
“ Hơn một loài hoa đã rụng cành,
Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá…
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh
  Câu II ( 8 điểm )
           Có người cho rằng : “ Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đoạ về tâm hồn ”.
          Anh ( chị ) hiểu ý kiến trên như thế nào ?
 
Câu III ( 8 điểm )
          Trong tùy bút “ Người lái đò sông Đà ”, nhà văn Nguyễn Tuân tự coi mình là người “ đi tìm cái thứ vàng của màu sắc sông núi Tây Bắc và nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người ngày nay đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa tươi vui và vững bền ”.
           Hãy phân tích chất vàng quý báu của cảnh sắc thiên nhiên Tây Bắc và của con người lao động Tây Bắc đã được nhà văn thể hiện qua áng văn xuôi ấy.
    
------------  Hết  ------------
     
Đề thi này có 01 trang,
Giám thị không giải thích gì thêm.

     
                                                          SBD …………………… /  Phòng …………
                                                         
Giám thị 1 …………………………………..
    
 Giám thị 2 ………………………………….

GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG TRỊ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH NĂM HỌC 2008 - 2009
MÔN THI: VĂN HỌC
Câu 1: (1 điểm)
Phong cách văn học và những biểu hiện cụ thể của phong cách văn học.
Câu 2: (2 điểm)
Ý nghĩa câu thơ của Nguyễn Du:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
(Độc tiểu thanh kí)
Câu 3: (7 điểm)
Một đoạn trong nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đề ngày 20 tháng 11 năm 1971 có ghi:
...." Cuộc sống tuyệt vời biết bao, tring thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời."
(Trích trong" Mãi mãi tuổi 20")
Bình luận ý kiến trên.

Vòng 1:

câu 1: anh(chị) hãy viết 1 bài văn nghị luận về chủ đề: "Người chiến thắng".
câu 2: Giáo sư NGUYỄN ĐĂNG MẠNH từng nhận xét:"Thơ không cần nhiều từ ngữ. Nó cũng không quan tâm đến hình xác của sự sống.Nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi 1 chút linh hồn cùa cảnh vật thông qua linh hồn thi sỹ"
Anh(chị) suy nghĩ gì về câu nói đó và hãy làm sáng tỏ thông qua những tác phẩm thơ đã học.
Vòng 2:
Câu 1: anh(chị) hãy viết 1 bài văn nghị luận chủ đề "Con đường phía trước".
Câu 2:"Trong đời sống văn học,những nhà văn có tài năng,người thì đóng góp vào 1 cách viết,người thì đóng góp vào cách sử dụng ngôn ngữ, có người lại chỉ cho ta thấy những thứ rất nhỏ bé,đặc sắc mà giàu giá trị.Nhưng trên tất cả,anh ta phải cho người đọc thấy được tiếng nói riêng cùa anh ta trong 1 vấn đề mà nhiều người đang quan tâm đến."
(Nguyễn Minh Châu)
Anh chị hãy bình luận về câu nói trên và làm sáng tỏ thông qua các tác phẩm truyện,ký đã học trong chương trình Ngữ văn.
Chú thích: câu 1:8 điểm; câu 2: 12 điểm
.
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO TỈNH HOÀ BÌNH
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2007-2008
MÔN: VĂN HỌC
TG: 180 phút
CÂU 1:
Bình giảng đoạn thơ sau:
"Đưa người ta không đưa qua sông
Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong."
CÂU 2: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có câu hát: “Sống trên đời cần có một tấm lòng”. Hãy viết một bài nghị luận (trừ thơ) để làm rõ tầm quan trọng của tấm lòng trong cuộc đời.
CÂU 3: Phân tích vẻ đẹp thiên lương của Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
*Vòng1:
Câu 1: (2 điểm)

Nét tài hoa của nhà thơ Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta-mình trong Việt Bắc.

Câu 2: (2 điểm) Tìm hiểu ý nghĩa của 2 câu thơ sau:

Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.
( tiếng hát còn tàu - Chế Lan Viên )

Câu 3: (6 điểm) Bàn về ngôn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết:

“điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là sức gợi ấy”
(mấy ý nghĩ về thơ-Ngữ văn 12 nâng cao tập 1, trang 52 , NXB GD 2008)

Dựa vào một số bài thơ đã học, anh chị hãy nêu nhận xét về ý kiến trên.
*Vòng 2:
Câu 1: (4 điểm) Từ ý thơ của Tố Hữu:

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn bàn về lý tưởng sống của thanh niên trong thời đại hiện nay.

Câu 2: (6 điểm)

Tương đồng và khác biệt trong đoạn trích Đất nước (Trường ca mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM

KỲ THI HỌC SINH GIỎI TOÀN TỈNH LỚP 12
Khoá ngày 18 tháng 12 năm 2007
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)


Câu 1 (8 điểm)
Do nhìn nhân vật từ những góc độ khác nhau, người đọc đã có những cách gọi (cũng chính là những nhận xét) khác nhau về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân như: người đàn bà vô sỉ, người đàn bà tự trọng, người đàn bà liều lĩnh, người đàn bà mực thước.
Theo anh (chị), nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân là ai trong số những người đàn bà nêu trên? Hãy viết về điều đó.

Câu 2 (12 điểm)
Khi bàn về các tác phẩm truyện, nhà văn Chingiz Ajmatov đã nêu một ý tưởng như sau:
“Tác phẩm nghệ thuật chân chính không chấm dứt ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện.”
Anh (Chị) hiểu như thế nào về ý tưởng đó.
Hãy chọn phân tích một tác phẩm truyện ngắn của văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 12 để làm sáng tỏ ý tưởng trên.

SỞ  GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ  HỒ CHÍ MINH 
------------------------ 
              ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI HỌC SINH GIỎI THPT CẤP THÀNH PHỐ
NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
(không kể  thời gian phát đề)

      (Đề thi có 01 trang)
    Câu 1 (8 điểm)
    Ngạn ngữ có câu: Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều. Thế nhưng nhà văn Nga M.Prisvin lại cho rằng: Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại.
    Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề đặt ra trong hai trích dẫn trên.
  
    Câu 2 (12 điểm)
    Trên trang sách, cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.
                                  (Theo Nguyễn Văn Thạc - Mãi mãi tuổi 20)
    Anh/chị  hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua một số tác phẩm văn học.
         
…………….. Hết ………………
âu 1: (1 điểm)
Phong cách văn học và những biểu hiện cụ thể của phong cách văn học.
Câu 2: (2 điểm)
Ý nghĩa câu thơ của Nguyễn Du:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
(Độc tiểu thanh kí)
Câu 3: (7 điểm)
Một đoạn trong nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đề ngày 20 tháng 11 năm 1971 có ghi:
...." Cuộc sống tuyệt vời biết bao, tring thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời."
(Trích trong" Mãi mãi tuổi 20")
Bình luận ý kiến trên.
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT Quảng Nam - Ngu Van 12
NĂM HỌC 2008-2009

Câu 1 (10 điểm)

Cảm hứng đất nước trong đoạn thơ "Đất Nước" (trích trường ca "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi.

Câu 2 (10 điểm)

Suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sau của Macxim Gorki:
"Nơi lạnh nhất thế giới không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu tình thương".

View more most viewed threads:


Không có nhận xét nào: